Màu sắc bắt mắt, dáng vẻ thanh tao, đa nghĩa chính là lý do cây cung điện vàng được nhiều gia đình đặt trong nhà hoặc làm quà cho đối tác.
1. Đặc điểm cây cung điện vàng
Cây cung điện vàng hay còn được gọi là cây huy hoàng, hoàng mai mini, cây cung điện hoàng hậu. Cây cung điện vàng có tên khoa học là Aglaonema spp, có nguồn gốc từ Châu Á nhiệt đới. Cây thuộc họ ráy tương đồng với các loại cây như cây ngọc ngân, cây vạn lộc…
Cung điện vàng có lá rực rỡ, lạ mắt, là sự kết hợp hoàn hảo của sắc xanh pha vàng nổi gân cùng màu trắng hồng tuyệt đẹp. Điểm đặc biệt là lá có hình trứng, thuôn nhọn ở đầu, rất dày và lúc nào cũng bóng bảy, tràn đầy sức sống. Chiều cao trung bình của cây cung điện vàng rơi vào khoảng từ 20 – 150 cm. Với vẻ đẹp nhẹ nhàng, trang nhã, không có gì bất ngờ khi cung điện vàng được yêu thích đặt trong nhà ở, văn phòng.
2. Ý nghĩa phong thủy của cây cung điện vàng
Cây có tác dụng trừ tà khí, xua đuổi những điềm xấu để cuộc sống gia chủ thêm “thuận buồm xuôi gió”, ấm no, hạnh phúc. Cuộc sống hiện nay, người người nhà nhà chú trọng đến yếu tố phong thủy để gia đình được như ý, vậy thì việc lựa chọn cây cung điện vàng đặt trong nhà bạn là hoàn toàn phù hợp và thực sự tốt để dẫn khí vào nhà.
Đúng với tên gọi “cung điện vàng”, cây biểu tượng cho sự tráng lệ, sang trọng chuẩn phong thái hoàng cung nên muốn nhà thêm lung linh, rực rỡ, cung điện vàng chính là loại cây phong thủy bạn không thể bỏ qua. Hơn thế, vẻ đẹp thanh tao của cây cung điện vàng sẽ là liều thuốc giúp bạn lấy lại tinh thần sau những giờ làm việc áp lực và tiếp thêm nguồn năng lượng tích cực cho bạn.
Ngoài ra, với tán lá xum xuê, dày cơm nhưng vẫn đủ uyển chuyển và ủy mị làm cho vóc dáng của cây lột tả được sự sung túc, an yên của một tập thể, một gia đình. Cây trồng phản ánh một mặt của sự phát triển, cây có tốt tươi thì sự nghiệp mới thăng tiến và hưng thịnh.
3. Cây cung điện vàng hợp mệnh gì? Cây cung điện vàng hợp với tuổi nào?
Đặc trưng của cây cung điện vàng là có lá màu hơi ngả vàng. Do đó, cung điện vàng chính là “cứu tinh” của mệnh Thủy. Mệnh Thủy mà đặt cây này trong nhà, văn phòng thì mau chuẩn bị tinh thần thăng tiến trong công việc và mở cửa đón may mắn, tài lộc vào nhà nhé.
4. Cách chăm sóc cây cung điện vàng
Chăm sóc cây cung điện vàng không khó bởi chúng thuộc họ ráy, rất dễ sống và phát triển. Tuy nhiên, không vì cây có thể thích nghi tốt trong nhiều điều kiện mà bỏ qua những bước chăm sóc cơ bản dưới đây nhé:
- Nước: Tùy thuộc vào điều kiện môi trường đặt cây mà có lượng nước tưới phù hợp, cây cung điện vàng thiếu nước thì lá sẽ mềm. Thông thường, cây để trong nhà phải tưới 1 lần/tuần, còn nếu để cảnh cửa sổ hoặc những nơi thoáng gió thì tuần tưới 2 lần là tốt nhất.
- Ánh sáng: Cây cung điện vàng thuộc loại cây bán râm, ưa ánh sáng nhẹ của buổi sớm/chiều tối. Do đó, sẽ là không tốt nếu bạn phơi cây dưới nắng gắt của buổi trưa khiến cây mất nước nhanh, cháy lá.
- Nhiệt độ: Tương ứng với điều kiện ánh sáng, nhiệt độ yêu cầu cho cây cung điện vàng là từ 18 – 24°C.
- Đất: Nên chọn loại đất mùn, tơi xốp để trồng cây tốt nhất. Ngoài ra bạn có thể trộn đất với sơ dừa, trấu hun,… để cây được khỏe mạnh hơn.
- Bón phân: Muốn cây sinh trưởng tốt, bón phân là yếu tố tiên quyết. Vì vậy, thi thoảng bạn nên mua đạm rắc thêm dưới gốc hoặc thay đất cho cây.
- Nhân giống: Cách nhân giống tốt nhất đối với cây cung điện vàng đó là tách bụi, ngoài ra bạn có thể trồng bằng hạt, hoặc giâm cành.
- Chăm sóc cây bệnh: Cây cung điện vàng sinh trưởng tốt, dễ trồng nhưng đôi khi hay bị rệp trắng tấn công. Khi tấn công thì rệp sẽ hút nhựa cây để sinh sôi. Nếu quan sát thấy ít rệp thì bạn nên dùng cồn để lau sạch những con rệp, còn với số lượng rệp nhiều nên dùng thuốc phun và đưa cây ra nắng râm.