Thời gian gần đây, rất nhiều clip chia sẻ về việc lựa chọn hạt chia cho chế độ ăn uống được lan truyền. Không thể phủ nhận một điều là loại hạt nhỏ bé này có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và đặc biệt phù hợp với chế độ ăn kiêng lành mạnh.
Một số lợi ích sức khỏe của hạt chia
- Cung cấp năng lượng: Hạt chia giàu chất xơ, protein và chất béo không no, giúp cung cấp năng lượng bền vững cho cơ thể.
- Hỗ trợ tiêu hóa: Hàm lượng chất xơ cao trong hạt chia giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
- Tốt cho tim mạch: Nhờ có omega-3, hạt chia có lợi cho tim mạch, giúp giảm cholesterol và huyết áp.
- Kiểm soát đường huyết: Chất xơ và protein trong hạt chia giúp kiểm soát mức đường trong máu, hữu ích cho người bị tiểu đường.
- Cải thiện sức khỏe xương: Hạt chia giàu canxi, phosphorus, magnesium và protein. Tất cả đều quan trọng cho sức khỏe xương.
- Giảm cân: Chất xơ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, làm giảm cảm giác thèm ăn và có thể hỗ trợ trong việc giảm cân.
Tuy nhiên, các chuyên gia đã đưa ra cảnh báo về một sai lầm phổ biến mà một số người mắc phải khi ăn hạt chia. Đó là "ăn khô" có thể dẫn đến tắc thực quản.
Cụ thể, siêu thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, có tác dụng cải thiện tiêu hóa và giảm táo bón này nếu không được tiêu thụ với chất lỏng sẽ có thể tạo thành "một khối giống như bê tông trong đường tiêu hóa của bạn". Và điều này có thể khiến chúng bị mắc kẹt, dẫn tới tắc nghẽn trong hệ thống tiêu hóa.
Trong một video chia sẻ trên TikTok, Tiến sĩ Wendi Lebret, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại hệ thống y tế UCLA Health của California, cho biết: "Ở trong nước, hạt chia có thể hấp thụ lượng nước gấp 27 lần trọng lượng của chính chúng. Vì vậy, đừng ăn khô, nếu không bạn sẽ sớm phải đi gặp bác sĩ".
Tiến sĩ Lebrett đã chia sẻ hình ảnh một "quả bóng hạt chia" tác động trong thực quản của một người
Trong video, bác sĩ Lebrett đã chia sẻ hình ảnh một "quả bóng hạt chia" trong thực quản của một người (thực quản là "đường ống" nối miệng với dạ dày). "Quả bóng" này chính là các hạt chia dính lại với nhau. Để tránh sự cố như vậy, cô khuyên mọi người nên uống nhiều nước trong khi ăn hạt chia. Và quan trọng hơn, luôn phải ngâm chúng trước khi tiêu thụ. "Nếu không nó có thể tạo thành một khối dày, giống như bê tông", cô nói.
Tiến sĩ Lebrett cũng đề cập đến một trường hợp được công bố trên Tạp chí Gastroenterology Hoa Kỳ năm 2014. Bệnh nhân là một người đàn ông 39 tuổi, bị hen suyễn và tắc các hạt chia trong thực quản.
Tại một bệnh viện ở Bắc Carolina, bệnh nhân phàn nàn rằng bản thân gặp khó khăn khi nuốt. Anh cho biết, trước đó khoảng 12 giờ anh đã đã ăn một muỗng canh hạt chia khô. Kết quả kiểm tra cho thấy đám hạt chia này đã làm tắc nghẽn thực quản của anh. Nếu không được điều trị, tình trạng tắc nghẽn thực quản có thể dẫn đến khó nuốt, không thể ăn, khó thở và rách thực quản. Người đàn ông cuối cùng được xử lý tình trạng tắc nghẽn bằng cách nội soi để đẩy đám hạt chia vào dạ dày.
Ở trong nước, hạt chia có thể hấp thụ tới 27 lần trọng lượng của chính chúng.
Các tác giả của báo cáo cho biết, mọi người tuyệt đối không bao giờ được tiêu thụ hạt chia khô. Chúng có thể hấp thụ gấp nhiều lần trọng lượng của chúng trong nước và nở ra, dẫn đến mắc kẹt trong thực quản. Những người có vấn đề về việc khó nuốt càng phải cẩn thận hơn.
Qua đây, TS, BS Tiến sĩ Wendi Lebret cũng nhấn mạnh rằng "khi được sử dụng đúng cách, hạt chia là an toàn. Chúng nên được trộn với một lượng chất lỏng vừa đủ để nở ra trước khi tiêu thụ, tuyệt đối không được ăn khô".
Nhớ rằng, hạt chia có thể hấp thụ nước và nở phồng lên, vì vậy, nên để chúng ngâm trong chất lỏng trước khi sử dụng để tránh tình trạng nghẹn hoặc khó tiêu.
Bạn có thể bổ sung hạt chia vào chế độ ăn uống lành mạnh của mình bằng nhiều cách như sau:
Thêm vào sữa chua hoặc bột yến mạch: Rắc một thìa hạt chia lên trên sữa chua hoặc bột yến mạch vào buổi sáng để tăng cường chất xơ và protein.
Sử dụng trong sinh tố: Cho hạt chia vào các loại sinh tố trái cây hoặc rau xanh để tăng thêm dưỡng chất.
Rắc lên salad: Rắc hạt chia lên các loại salad để thêm chất xơ và làm tăng giá trị dinh dưỡng.
Thêm vào món trộn: Cho hạt chia vào các loại món ăn trộn như món trộn quinoa, gạo hoặc mì.
Bánh mì và bánh ngọt: Bạn cũng có thể thêm hạt chia vào công thức làm bánh mì hoặc bánh ngọt để tăng cường chất dinh dưỡng.
Nhớ rằng, hạt chia có thể hấp thụ nước và nở phồng lên, vì vậy, nên để chúng ngâm trong chất lỏng trước khi sử dụng để tránh tình trạng nghẹn hoặc khó tiêu.
Theo Nypost, Health