Ông Tạ (55 tuổi, Hàng Châu, Trung Quốc) từ khi trở về sau chuyến thăm quê một thời gian ngắn bắt đầu có một số dấu hiệu cơ thể khác thường như chán ăn, mệt mỏi và tiêu chảy. Sau khi đến bệnh viện kiểm tra, ông vô cùng sợ hãi biết được gan trái của mình đã bị "đục rỗng" và các bác sĩ buộc phải tiến hành cắt một phần lá gan. Nguyên nhân được kết luận là do sán lá gan gây ra.
Sán lá gan (Clonorchis sinensis) là một trong những loại ký sinh trùng có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất với sức sinh sản đáng kinh ngạc. Mỗi lần có thể đẻ số lượng lên tới 1.400 - 2.000 trứng và sống sót trong nhiều năm.
Sán lá gan có thể ký sinh trong ống mật gan và phá huỷ các tế bào biểu mô ống mật, mạch máu dưới niêm mạc. Đồng thời, các chất tiết ra và chuyển hoá của ký sinh trùng có thể gây ra nhiều phản ứng, gây viêm nội mạc ống mật và các mô xung quanh. Nếu không điều trị kịp thời, sán lá gan gây tổn thương lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ chức năng gan mật, dẫn đến ung thư gan, ung thư ống mật...
Sán lá gan (Clonorchis sinensis) là một trong những loại ký sinh trùng có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất với sức sinh sản đáng kinh ngạc. Mỗi lần có thể đẻ số lượng lên tới 1.400 - 2.000 trứng và sống sót trong nhiều năm.
Sán lá gan có thể ký sinh trong ống mật gan và phá huỷ các tế bào biểu mô ống mật, mạch máu dưới niêm mạc. Đồng thời, các chất tiết ra và chuyển hoá của ký sinh trùng có thể gây ra nhiều phản ứng, gây viêm nội mạc ống mật và các mô xung quanh. Nếu không điều trị kịp thời, sán lá gan gây tổn thương lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ chức năng gan mật, dẫn đến ung thư gan, ung thư ống mật...
2 thói quen khiến sán lá gan xâm nhập cơ thể
1. Ăn đồ tươi sống
Ấu trùng sán thường ẩn chứa trong các vật chủ trung gian như ốc, cá nước ngọt cũng như các loài thuỷ sinh khác. Khi chưa được nấu chín, những ấu trùng này sẽ đi vào dạ dày và lên gan theo đường mật, phát triển thành sán lá gan.
Cùng với đó, trong thịt những loài động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê, cừu... và các loại rau mọc ở vùng nước nhiễm bẩn như rau muống, rau cần, củ mã thầy... cũng có khả năng chứa sán lá gan cao, gây nguy hiểm nếu ăn phải khi chưa hoàn toàn chín kỹ.
Chính vì vậy, việc ăn những thực phẩm, đặc biệt là các loại thuỷ sản tương sống hoặc thịt động vật ăn cỏ chưa chín kỹ sẽ làm tăng nguy cơ mắc sán lá gan. Kể cả việc sử dụng kèm mù tạt, sa tế, rượu, gừng, tỏi... khi ăn kèm các đồ tươi sống cũng không có công dụng "tiệt trùng", tiêu diệt ký sinh gây bệnh như nhiều người lầm tưởng.
Cùng với đó, dù áp suất thẩm thấu trong nước biển cao hơn, có khả năng loại bỏ các ký sinh trùng gây bệnh. Tuy nhiên, vẫn có một số loại ký sinh trùng có sức sống mạnh có thể lây nhiễm ở cả các vùng biển.
Cách an toàn nhất để bảo vệ sức khoẻ là ăn chín. Đun nóng liên tục ở nhiệt độ từ 90 - 100 độ C trong hơn 15 giây có thể tiêu diệt ấu trùng metacercariae trong thịt cá. Đồng thời, khi mua các loại nguyên liệu, thực phẩm, tốt nhất nên chọn những sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có qua kiểm dịch.
2. Sử dụng chung dao thớt cho thực phẩm sống và chín
Khi xử lý các nguyên liệu tại nhà, việc trứng ấu trùng dính vào dao thớt là điều không thể tránh khỏi. Đặc biệt, chúng còn có thể ẩn náu ở nhiều vị trí và độ sâu khác nhau nên việc rửa trên bề mặt không thể loại bỏ hoàn toàn ký sinh trùng có hại.
Nếu như sau khi xử lý thực phẩm tươi sống lại tiếp tục dùng chúng để cắt những thực phẩm đã chín sẽ khiến trứng ấu trùng có thể vô tình "bám" vào và xuất hiện trên bàn ăn. Ngoài ra, các bộ đồ dùng khác trong bếp cũng nên tách biệt giữa thực phẩm sống - chín và thường xuyên khử trùng, vệ sinh một cách kỹ lưỡng.
Cùng với đó, khi bảo quản thực phẩm sống và chín cũng nên tách biệt rõ ràng, tránh tình trạng nhiễm khuẩn chéo.
Những thực phẩm chứa nhiều ký sinh trùng gây bệnh
Trên thực tế, ngoài sán lá gan, còn có rất nhiều loại ký sinh trùng ẩn náu trên bàn ăn có thể gây bệnh cho con người. Trong đó, có nhiều thực phẩm là món ăn yêu thích của không ít người.
1. Cua ngâm tương, cua ngâm rượu
Đây là loại thực phẩm được nhiều người yêu thích trong thời gian gần đây nhưng có thể tăng nguy cơ nhiễm sán lá phổi (paragonimzheim). Sán lá phổ không chỉ ẩn náu trong phổi và dẫn đến các triệu chứng ho, đau tức ngực mà còn có thể di chuyển đến các bộ phận khác trong cơ thể, ký sinh dưới da, tuỷ sống, đường tiêu hoá và thậm chí cả não, gây nhiễm trùng.
2. Củ mã thầy
Củ mã thầy là loại củ nhiều người thích ăn sống bởi vị giòn và ngọt tự nhiên. Tuy nhiên, nó cũng có thể là nơi trú ngụ của sán bã trầu (Fasciolopsis). Loại sán này chủ yếu ký sinh ở ruột non của người và không có nhiều triệu chứng rõ ràng ở các trường hợp nhẹ.
Nó có thể gây ra các triệu chứng bất thường về đường tiêu hoá như đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, buồn nôn và nôn, thiếu máu cũng như giảm cảm giác thèm ăn.
3. Thịt bò tái
Những bát phở thịt bò tái hay miếng bít tết chín vừa có thể tăng cao khả năng nhiễm sán dây. Sán dây sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ ký sinh trong ruột và gây ra một số triệu chứng về đường tiêu hóa như áp xe vùng thượng vị, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón...
4. Các loại ốc nước ngọt
Các loại ốc nước ngọt như ốc bươu, ốc mít... có thể mang trong mình angiostrongylus (hay còn gọi là giun lươn, giun phổi chuột). Angiostrongylus thường tồn tại trong hệ thần kinh. Về mặt lâm sàng, chúng có thể gây ra những cơn đau đầu dai dẳng, đau nhức cơ thể, chán ăn, nôn và buồn nôn hoặc những bất thường về thần kinh khác. Khoảng 30% bệnh nhân cảm thấy da họ xuất hiện các vấn đề bất thường như tê, nóng rát hoặc ngứa ran.
Nguồn: 163.com