Theo thống kê do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố, hiện nay tỷ lệ mắc bệnh gan đang gia tăng trên toàn cầu, điều này phần lớn liên quan đến thói quen sinh hoạt và ăn uống kém lành mạnh.
Trong cuộc kiểm tra sức khỏe của công ty vào tuần trước, anh Chen, 34 tuổi (Trung Quốc) phát hiện bị xơ gan. Điều này khiến anh rất hoang mang. Anh không hút thuốc, không uống rượu, ít thức khuya, là hình mẫu của "người đàn ông tốt" trong mắt bạn bè. Công việc của anh cũng không quá bận rộn hay nhiều áp lực, kinh tế lại khá giả, anh ấy còn ăn chay nên cuộc sống rất lành mạnh.
Sau khi bác sĩ tìm hiểu thêm về cuộc sống và thói quen ăn uống của anh Chen mới thấy rằng vấn đề là thói quen ăn uống tưởng rằng lành mạnh của anh ấy.
Người ta hiểu rằng khi anh Chen về quê cách đây nửa năm đã ăn món bắp cải muối chua của người hàng xóm và ngay lập tức thích hương vị này. Lúc trở lại nơi làm việc, anh cũng học theo cách muối dưa chua, tự mày mò làm ra, vợ và con trai anh Chen lại không thích món ăn này nên trong nhà chỉ có mình anh là ăn dưa chua, ăn hàng ngày.
Bác sĩ nhận định do ngộ độc nitrit hoặc nitrosamine mãn tính đã gây tổn thương gan của anh Chen, sau đó, việc lấy mẫu dưa cải và kết quả xét nghiệm máu đã khẳng định nhận định của bác sĩ.
3 loại rau củ gây hại cho gan
1. Dưa muối chua
Bản thân rau chứa một lượng nitrat nhất định, chất này sinh ra từ đất và được ăn vào trong quá trình sinh trưởng của rau. Sau quá trình ngâm muối kéo dài, các nitrat này sẽ dần chuyển hóa thành nitrit. Đây là một chất có tính oxy hóa cao, sau khi vào cơ thể con người, nó dễ cản trở sự kết hợp của hemoglobin và oxy, có thể gây ngộ độc mãn tính cho người và làm tổn thương các tế bào và mô gan.
Ngoài ra, nitrit tồn tại lâu trong cơ thể dễ bị axit dịch vị xúc tác và khử thành nitrosamine, có khả năng gây ung thư mạnh, không chỉ gây tổn thương trực tiếp đến mô gan mà còn có nguy cơ ung thư tế bào gan.
Điều đáng chú ý là hàm lượng nitrit trong dưa muối đạt cực đại trong khoảng 1 tuần và giảm dần trong khoảng 14 ngày, nếu quá trình muối chua không chuẩn thì hàm lượng này sẽ còn cao hơn.
2. Mộc nhĩ ngâm lâu
Nấm mèo là một loại nấm ăn được, rất giàu chất dinh dưỡng và là thực phẩm quen thuộc trên bàn ăn của nhiều gia đình. Thông thường, mộc nhĩ được làm khô bằng không khí và đưa đến tay người dùng, muốn sử dụng chúng ta cần ngâm nó vào nước trước khi nấu.
Cần lưu ý là ngâm mộc nhĩ từ nửa tiếng đến 1 tiếng, nếu bạn ngâm nó quá lâu, đặc biệt là ngâm qua đêm, nó sẽ sinh ra axit saccharic, rất có hại cho gan, từ ngộ độc thực phẩm đến suy gan nặng.
3. Khoai tây mọc mầm
Sau khi khoai tây nảy mầm, chất solanin có hại cho cơ thể sẽ phát triển, không thích hợp để tiếp tục ăn. Chất độc này rất độc, người lớn uống 0.2g có thể bị ngộ độc, gan của chúng ta là cơ quan chủ yếu thải độc, giải độc, sau khi chất độc xâm nhập vào cơ thể thì gan bị hại nặng nhất.
Điều này rất dễ làm tổn thương gan, trường hợp nặng có thể gây ra bệnh gan. Nhiều người sẽ cắt bỏ phần mọc mầm và ăn tiếp, trên thực tế, sau khi phát triển độc tố sẽ phân bố khắp củ khoai, cắt bỏ một phần sẽ không loại bỏ được hoàn toàn.
Nguồn và ảnh: Aboluowang, Eat This, The Healthy