5 lợi ích tuyệt vời của loại quả được tin rằng "mang cực khổ qua đi", mọi gia đình thường ăn vào dịp Tết nhưng 4 nhóm người này cần chú ý

Mướp đắng ngoài ý nghĩa mang những khổ cực qua đi, nó còn có nhiều lợi ích đối với sức khỏe.

Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua, là món ăn quen thuộc của một số người, đồng thời là món không thể thiếu vào dịp Tết Nguyên Đán. Người ta cho rằng, sau một năm vất vả, họ ăn mướp đắng với y vọng những gì cực khổ sẽ bị bỏ lại trong năm cũ, chào đón năm mới với nhiều hy vọng. Vậy nên, vào những ngay giáp Tết, giá cả của loại quả này cũng tăng chóng mặt nhưng người ta vẫn mua bất chấp.

Ngoài hương vị độc đáo và vẻ ngoài khác biệt, mướp đắng có rất nhiều lợi ích ấn tượng.

1. Giảm lượng đường trong máu

Nhờ có dược tính mạnh, mướp đắng từ lâu đã được người dân bản địa trên khắp thế giới sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến tiểu đường. Trong những năm gần đây, một số nghiên cứu đã xác nhận vai trò của nó trong việc kiểm soát lượng đường trong máu.

Một nghiên cứu kéo dài 3 tháng trên 24 người lớn mắc bệnh tiểu đường cho thấy, dùng 2.000mg mướp đắng mỗi ngày làm giảm lượng đường trong máu và hemoglobin A1c.

5 lợi ích tuyệt vời của loại quả được tin rằng mang cực khổ qua đi, mọi gia đình thường ăn vào dịp Tết nhưng 4 nhóm người này cần chú ý - Ảnh 1.

Mướp đắng được cho là cải thiện cách thức sử dụng đường trong các mô, thúc đẩy quá trình tiết insulin, hormone chịu trách nhiệm điều chỉnh lượng đường trong máu. Hơn nữa, nó rất giàu peptit protein, đây là thành phần hạ đường huyết trong mướp đắng. Nó còn chứa nhiều loại ancaloit như momordica charantia và saponin. Hai loại chất này cũng có tác dụng hạ đường huyết nhất định.

2. Thanh nhiệt, giải độc

Trà mướp đắng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Mùa hè, nếu thấy cổ họng khô rát, dễ nổi cáu, bạn nên bổ sung mướp đắng bằng cách nấu nước uống hoặc chế biến thành nhiều món. Vị đắng của nó rất hữu ích trong việc thải độc, ngăn ngừa viêm họng, loét miệng.

3. Chống ung thư

Chiết xuất mướp đắng có hiệu quả trong việc tiêu diệt các tế bào ung thư dạ dày, ruột kết, phổi và vòm họng.

Những nghiên cứu khác cũng có những phát hiện tương tự, chiết xuất mướp đắng có thể ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư vú , đồng thời tiêu diệt các tế bào ung thư.

5 lợi ích tuyệt vời của loại quả được tin rằng mang cực khổ qua đi, mọi gia đình thường ăn vào dịp Tết nhưng 4 nhóm người này cần chú ý - Ảnh 2.

Chiết xuất mướp đắng có thể ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư vú. Ảnh: asianinspirations

4. Kiểm soát lipid máu

Mướp đắng rất giàu chất xơ và có thể hấp thụ chất béo và cholesterol trong ruột, giúp làm giảm lipid máu hiệu quả. Ngoài ra, nó còn rất giàu flavonoid và các chất khác, có tác dụng chống oxy hóa và loại bỏ các gốc oxy tự do, rất tốt để làm mềm mạch máu.

5. Giảm cân

Mướp đắng là một bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn kiêng giảm cân, vì nó có hàm lượng calo thấp nhưng lại giàu chất xơ. Nó chứa khoảng 2 gam chất xơ trong mỗi khẩu phần (94 gam). Chất xơ được tiêu hóa rất chậm, giúp bạn no lâu hơn, giảm cảm giác đói và thèm ăn.

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, mướp đắng có thể có tác dụng hữu ích trong việc đốt cháy chất béo và giảm cân.

4 nhóm người không nên ăn nhiều mướp đắng

Mặc dù mướp đắng rất tốt đối với sức khỏe, nhưng tiêu thụ nó cần phải chú ý không được ăn quá nhiều trong một lần. Trong mướp đắng rất giàu axit oxalic, nó sẽ cản trở quá trình hấp thu canxi. Vì vậy, nếu ăn quá nhiều mướp đắng cùng một lúc sẽ không có lợi cho việc bổ sung canxi, đặc biệt là đối với người già và trẻ em.

5 lợi ích tuyệt vời của loại quả được tin rằng mang cực khổ qua đi, mọi gia đình thường ăn vào dịp Tết nhưng 4 nhóm người này cần chú ý - Ảnh 3.

Phụ nữ mang thai không nên ăn mướp đắng.

Ngoài ra, có 4 nhóm đối tượng sau không nên ăn nhiều:

- Người có tỳ vị hư yếu, tốt nhất không nên ăn nhiều mướp đắng. Loại quả này có tính lạnh, nếu ăn vào sẽ dễ gây ra tình trạng tiêu chảy, nôn mửa.

- Phụ nữ mang thai không nên ăn mướp đắng, vì nó có chứa chất quinin, có thể kích thích co bóp tử cung, dễ gây sảy thai.

- Những người sử dụng insulin hoặc thuốc hạ đường huyết, cần chú ý theo dõi lượng đường trong máu sau khi ăn mướp đắng để tránh hạ đường huyết.

Theo Sohu, Healthline