1. Thích ăn cá
Người Nhật rất thích ăn cá. Theo thống kê, mức độ tiêu thụ cá bình quân đầu người tại Nhật lên tới hơn 100kg/ năm, thậm chí có vượt mức tiêu thụ gạo bình quân. Trên bàn ăn mỗi gia đình, cá là món quanh năm không thể thiếu với rất nhiều loại khác nhau.
Không chỉ cá, các loại hải sản khác như bạch tuộc, cua, mực, tôm, hàu... rất giàu taurine và axit amin, giúp giảm mỡ trung tính trong máu và giảm cholesterol xấu trong máu. Đặc biệt, các loại cá biển rất giàu axit béo không bão hoà đa như axit béo Omega-3 là chất cần thiết để duy trì sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể con người, đồng thời ngăn ngừa và điều trị bệnh tim mạch.
Trong một nghiên cứu về việc so sánh tỷ lệ mắc và nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch ở những người có thói quen ăn uống khác nhau, bao gồm người ăn chay, ăn thịt, ăn cá, ăn thịt gia cầm. Những người có thói quen ăn nhiều cá có tỷ lệ mắc bệnh tim mạch thấp nhất so với các nhóm khác, đồng thời, nguy cơ mắc các bệnh tim mạch khác cũng giảm đi đáng kể. Nói cách khác, việc ăn nhiều cá có ảnh hưởng tích cực tới sức khoẻ tim mạch.
2. Chế độ ăn thanh đạm, ít dầu và muối
Người Nhật có chế độ ăn uống khá thanh đạm với phương pháp chế biến thực phẩm chủ yếu là hấp hoặc ăn sống và hầu như không có khói toả ra nhiều khi nấu. Đồng thời, họ cũng chú trọng việc nấu ăn với lượng dầu ít nhất có thể để thưởng thức hương vị tự nhiên của nguyên liệu.
Ngoài ra, Nhật Bản cũng là quốc gia hạn chế lượng muối một cách nghiêm ngặt. Chế độ ăn nhiều muối là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến sự khởi phát của huyết áp cap, đồng thời tăng tỷ lệ mắc bệnh và nguy cơ tử vong do tim mạch. Ăn quá nhiều muốn sẽ làm tăng áp lực máu trong cơ thể. Để điều hoà và cân bằng điện giải, thận cần tiết ra hormone làm co hẹp thành mạch máu, dẫn đến huyết áp cao. Thời gian dài có thể làm dày thành tâm thất, thậm chí dẫn tới suy tim.
Ngoài ra, huyết áp cap có thể hình thành các mảng xơ vữa động mạch. Khi các mảng bám này dày lên sẽ dẫn đến hẹp động mạch vành và thiếu máu cục bộ cơ tim, từ đó dẫn đến các bệnh tim mạch vành.
Chính vì vậy, việc khống chế lượng muối ăn mỗi ngày là một trong những yếu tố quan trọng để giảm tỷ lệ mắc cũng như tử vong do bệnh tim mạch.
3. Kiểm soát cân nặng
Ở Nhật Bản, pháp luật yêu cầu các công ty hàng năm phải tiến hành kiểm tra số đo vòng eo đối với nhân viên trong độ tuổi từ 40 - 75 tuổi. Nếu số đo không đạt quy định, nhân viên sẽ buộc phải kiểm tra cẩn thận các chỉ số liên quan đến lipid máu, đường huyết, huyết áp... Một khi không đáp ứng đủ các tiêu chí này, nhân viên sẽ được đưa vào nhóm nguy cơ cao mắc hội chứng chuyển hoá. Công ty không thể quản lý tốt vân nặng và vòng eo của nhân viên sẽ phải đối mặt với sự trừng phạt của pháp luật. Ngoại trừ các vận động viên sumo, ở Nhật Bản rất hiếm gặp người béo phì.
Những người có số đo vòng eo lớn có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn người thường khảong 40%. Tuy nhiên, cùng với việc chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, món ăn ngày càng phong phú và nhiều cửa hàng bán đồ ăn nhanh, tiện lợi ra đời... thì việc cơ thể con người nạp vào quá nhiều chất dinh dưỡng, ít vận động sẽ dẫn đến các tình trạng như thừa cân, béo phì. Các chất béo tích tụ trong mạch máu khó đào thải ra ngoài có thể gây tắc nghẽn mạch máu, đồng thời làm tăng độ nhớt của máu và dẽ hình thành huyết khối.
4. Thích ngâm mình trong suối nước nóng
Việc chịu ảnh hưởng các các yếu tố như văn hoá truyền thống và với khí hậu lạnh nên người Nhật rất thích tắm, đặc biệt là việc tắm suối nước nóng cũng như tắm cùng nhiều loại hoa cỏ khác nhau. Điều này không những có tác dụng thanh lọc cơ thể, giải toả căng thẳng mà còn có thể cải thiện sức khoẻ tim mạch.
Trong một nghiên cứu từ Đại học Osaka (Nhật Bản) cho biết, tắm thường xuyên cũng như ngâm mình trong nước nóng có thể làm tăng khả năng co bóp, lưu lượng máu và nhịp tim của cơ tim. Điều này đóng vai trò lâu dài trong cải thiện mạch máu.
Đồng thời, thói quen thường xuyên đi bộ của người Nhật cũng có thể giúp hạ huyết áp, điều hòa lipid máu, giảm cân và bảo vệ tim mạch.
5. Ít khi cãi vã
Người Nhật nhìn chung là những người người khá kiên nhẫn và ít khi cãi cọ lớn tiếng, thích sự hoà thuận. Những đặc điểm này cũng mang lại nhiều lợi ích to lớn giúp cải thiện sức khoẻ tim mạch cũng nưh kéo dài tuổi thọ. Vì sự xuất hiện và chuyển biến nặng của nhiều bệnh tim mạch liên quan trực tiếp đến cảm xúc của con người. Khi tâm trạng vui vẻ, nhịp thở, huyết áp và mạch đập ổn định sẽ giúp sức khoẻ tốt hơn.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, tâm lý lành mạnh và cảm xúc tích cực cũng có thể ức chế xơ cứng động mạch, giảm tỷ lệ mắc bệnh tim cũng như tử vong do tim mạch. Những người có mô hình hành vi như thù địch, cạnh tranh, quá tham vọng, bốc đồng hay lo lắng... thường có nồng độ beta-adrenergic tương đối cao, dễ bị kích thích thần kinh giao cảm.
Điều này sẽ làm tăng tiết một số hormone khi bị kích thích, khiến hệ nội tiết, thần kinh và miễn dịch trong cơ thể rơi vào trạng thái bất ổn lâu dài. Căng thẳng mạch máu dễ hình thành mảng bám, làm tăng huyết áp và cuối cùng dẫn đến bệnh tim mạch nghiêm trọng.