Virus corona có mối liên hệ mật thiết tới hệ hô hấp và cơ quan phổi. Do đó, việc bảo vệ sức khỏe cho hai vùng này trên cơ thể là điều rất quan trọng. Trong đó, phổi được biết tới là bộ lọc tự nhiên giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng và ô nhiễm không khí. Vậy nên, chúng ta cần quan tâm đặc biệt tới cách làm sạch phổi mỗi ngày để duy trì sức khỏe luôn ở trạng thái tốt nhất.
Tuy nhiên, hệ hô hấp của chúng ta lại rất dễ bị ảnh hưởng bởi những chất có hại trong luồng không khí mà chúng ta đang hít vào mỗi ngày. Ho khan, đau ngực, khó thở... là những dấu hiệu cảnh báo các bệnh về phổi nghiêm trọng như hen suyễn, viêm phế quản mãn tính, tắc mạch phổi và nhiều bệnh khác. Nếu gần đây bạn thường gặp phải những dấu hiệu trên, hãy chủ động làm sạch phổi bằng 8 cách tự nhiên sau đây tại nhà.
1. Nâng cao đầu lên khi ngủ
Bằng cách giữ cho đầu của bạn nâng cao ở góc 15 độ trong khi ngủ, bạn có thể giảm tiết dịch nhầy vào cổ họng và ngăn ngừa chứng ho đêm. Hãy kê thêm một chiếc gối nữa ở bên dưới là bạn sẽ đạt được độ cao cần thiết giúp làm sạch phổi khi ngủ.
2. Nhờ một người bạn giúp làm long đờm trong phổi
Hãy nhờ một ai đó gõ vào lưng của bạn, nên bắt đầu gõ mạnh vào khu chính giữa phần trên của lưng. Hành động này sẽ giúp nới lỏng chất nhầy trong phổi để bạn có thể ho ra.
3. Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ
Đôi khi các bệnh về phổi có thể bị kích thích khi tiếp xúc với nấm mốc độc hại, từ đó là nguyên nhân gây ra các triệu chứng như viêm, dị ứng và hen suyễn.
Để thở mà không gặp khó khăn, bạn cần tạo một môi trường an toàn cho phổi bằng cách làm sạch mọi ngóc ngách trong nhà và sử dụng thêm máy lọc không khí.
4. Bảo vệ phổi khỏi những luồng ô nhiễm
Nếu bạn sống trong một khu vực ô nhiễm cao thì bạn nên bảo vệ bản thân khỏi các khí độc hại xung quanh. Khi đi ra ngoài, hãy luôn nhớ đeo khẩu trang có chất lượng tốt với 3 - 4 lớp dày dặn.
5. Đừng kìm nén ho
Ho là một quá trình tự nhiên giúp đẩy bớt chất nhầy ra khỏi phổi. Việc kìm nén cơn ho có thể gây nhiễm trùng phổi. Do đó, bạn nên dùng thuốc giảm ho theo chỉ định từ bác sĩ hoặc lấy giấy ăn che mồm khi ho. Sau đó rửa sạch tay để ngăn ngừa các nguy cơ lây nhiễm.
6. Ăn uống lành mạnh
Một số loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin và khoáng chất sẽ giúp bảo vệ phổi của bạn mà không cần sử dụng tới thuốc. Dưới đây là một số lời khuyên về cách thay đổi thói quen ăn uống mà bạn nên lưu ý:
- Chuyển sang chế độ ăn hữu cơ để tránh nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi, viêm phế quản mãn tính.
- Nếu không thể chuyển hoàn toàn sang việc ăn đồ hữu cơ, hãy cố gắng tránh tiêu thụ các sản phẩm có chứa chất bảo quản và phụ gia, thực phẩm đóng gói sẵn và chế biến sẵn.
- Uống một lượng nước cần thiết mỗi ngày.
- Không uống bổ sung beta-carotene nếu bạn hút thuốc vì chúng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết, phổi và tuyến tiền liệt.
7. Tập các bài tập đơn giản
Việc tăng cường tập các bài tập thể chất rất quan trọng, bởi nó không chỉ giúp vóc dáng đẹp mà còn tốt cho sức khỏe của các cơ quan nội tạng. Trong đó, bạn nên rèn luyện các bài tập tốt cho phổi như hít thở, uốn cong, gập người...
Trong trường hợp gặp vấn đề về phổi, hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ bài tập mới nào.
8. Hít thở đúng cách
Theo quy luật, phổi của bạn càng khỏe thì bạn sẽ càng thấy việc hít thở vào dễ dàng hơn. Để tăng lượng oxy trong phổi và cải thiện khả năng giải phóng carbon dioxide, bạn có thể thực hiện một số bài tập thở như: hít vào bằng mũi từ 2 - 3 giây rồi từ từ thở ra qua đôi môi mím trong 4 - 9 giây.
Đây cũng là bài tập giúp kiểm soát cơn hen suyễn hiệu quả.
Source (Nguồn): Brightside