Trong tiết trời ngày hè oi bức, ăn dưa hấu luôn là sự lựa chọn hàng đầu. Ăn dưa hấu có thể coi sẽ cung cấp nhiều nước, bù đắp nước cho cơ thể giúp máu lưu thông tốt, hỗ trợ tiêu hóa, điều hòa nhiệt độ cơ thể, giúp cho da không bị khô, bảo tồn hoạt động của não...
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, theo cảnh báo của các chuyên gia, cần phải khống chế nhiệt độ và số lượng khi nạp vào cơ thể vì nếu để ở chế độ lạnh, dưa hấu sẽ gây kích thích dạ dày, dễ gây ra tổn thương cho tì vị, dạ dày và đường tiêu hóa.
Ngoài ra, việc bảo quản dưa ở tủ cũng cần được chú ý. Ở nhiệt độ khoảng 5 độ C rất dễ làm dưa bị úng và mất đi các chất chống oxy hoá. Để an toàn cho sức khỏe, tốt nhất nên để dưa hấu ở trong ngăn thấp nhất của tủ lạnh (khoảng 8-10℃). Mỗi ngày không nên ăn quá 500g dưa hấu.
Mặc dù tốt cho sức khỏe, nhưng 4 trường hợp sau tốt nhất không nên ăn
Dưa hấu đã bổ ra nên ăn hết, không nên để lâu. Ảnh minh họa
Bệnh suy thận
Đối với những người bị suy thận, chức năng của thận giảm đi rất nhiều, nên nếu ăn nhiều dưa hấu, cơ thể sẽ thừa quá nhiều nước mà không thể thải ra ngoài kịp thời. Lượng nước dư thừa sẽ được lưu trữ trong cơ thể và làm trầm trọng thêm tình trạng phù nề, thậm chí gây suy tim cấp tính. Do vậy, bệnh nhân suy thận nên ăn ít hoặc không ăn dưa hấu.
Bệnh tiểu đường
Dưa hấu có chứa khoảng 5% carbohydrates, hầu hết trong số đó là glucose, sucrose và fructose. Nếu người bệnh tiểu đường ăn quá nhiều dưa hấu không chỉ làm tăng lượng đường trong máu mà còn có thể dẫn đến nhiễm axit do rối loạn chuyển hóa, thậm chí có thể đe dọa tính mạng.
Người bị sốt hay cảm lạnh
Theo quan niệm của đông y những người cảm lạnh, sốt ăn dưa hấu mang tính nóng có thể làm bệnh nặng hơn, kéo dài thời gian bệnh hơn. Vì vậy, khi có dấu hiệu bị cảm lạnh hay sốt cũng không nên ăn dưa hấu.
Người bị viêm loét dạ dày
Những người bị viêm loét dạ dày cũng được khuyến cáo nên hạn chế tối đa. Do dưa hấu có tác dụng lợi tiểu nên khi ăn dưa hấu thì toàn bộ phần nước cần thiết để phục hồi chỗ viêm loét bị đào thải ra ngoài.