Gần đây, Xiao Meng, một cô gái trẻ mới ngoài 20 tuổi ở Trung Quốc luôn cảm thấy bụng mình đau nhưng cơn đau này khác với những cơn đau thông thường. Mẹ Xiao Meng không yên tâm nên đã đưa cô đi kiểm tra sức khỏe, sau khi khám xét, bác sĩ phát hiện cô bị ung thư gan. Nhìn thấy kết quả khám bệnh như vậy, Xiao Meng và mẹ cô đều không thể tin nổi vào mắt mình, khóc lóc thảm thiết.
Lúc đó, mẹ của Xiao Meng đã trao đổi rất nhiều với bác sĩ, bác sĩ biết được cả 2 mẹ con họ đều có thói quen như nhau nên đã đề nghị mẹ Xiao Meng đi kiểm tra, kết quả cho thấy bà cũng bị ung thư gan. Bác sĩ xem kết quả này, kết luận rằng là lỗi do củ gừng. Dù đã được 2 bác sĩ cố gắng cứu chữa nhưng 2 tháng sau, cả 2 mẹ con Xiao Meng đều không qua khỏi.
3 điều kiêng kỵ khi ăn gừng, đừng phạm phải!
1. Gừng thối không được ăn
Bệnh ung thư gan của 2 mẹ con Xiao Meng là do ăn phải gừng thối. Điều này là do khi gừng thối sẽ sinh ra độc chất aflatoxin, chất gây ung thư hàng đầu đã được Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo từ lâu. Aflatoxin là chất có độc tính cao, chỉ cần 20mg ăn vào cơ thể có thể gây tử vong, với 1mg chất này có tác dụng gây ung thư mạnh.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sau khi aflatoxin xâm nhập vào cơ thể, tổn thương chính nằm ở gan, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định của các tế bào gan, khiến chúng trở thành tế bào ung thư. Do đó, trong cuộc sống hàng ngày, bạn phải thận trọng, không nên ăn tất cả những thứ (trong đó có gừng) bị mốc, thối hỏng, ôi thiu, thậm chí khi nó mới chỉ bị hư hỏng một phần nhỏ cũng cần bỏ ngay.
2. Người bệnh gan không nên ăn nhiều gừng
Người bị bệnh gan không được ăn gừng thường xuyên.
Trong y học cổ truyền phương Đông có câu nói gừng giúp bổ dương, nếu người bệnh gan ăn quá nhiều gừng sẽ dễ bị kích thích, có thể làm tăng hàm lượng transaminase trong gan, khiến bệnh gan ngày càng nghiêm trọng hơn và gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh.
3. Không nên ăn nhiều gừng
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cảnh báo rằng tiêu thụ quá nhiều gừng có thể gây hại cho gan, khơi mào sự hình thành các tế bào ung thư do trong gừng có chứa chất safrole là nguyên nhân chính gây ung thư.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn không thể ăn gừng. Liên minh Châu Âu (EU) cho rằng chỉ cần người dân tiêu thụ dưới 1mg safrole mỗi ngày thì nó sẽ an toàn với sức khỏe. Với hàm lượng safrole trong gừng ở mức tối thiểu, bạn cần phải ăn tới hơn 2kg gừng mới có thể khiến chất này vượt quá tiêu chuẩn an toàn.
Nguồn và ảnh: Sohu, The Paper, FDA, Healthline