Ông Trương (58 tuổi, Trung Quốc) gần đây thường bị tê chân nhưng lại cho rằng đó không phải là vấn đề lớn và không quan tâm.
Cách đây một thời gian, ông vô tình làm rơi chiếc xẻng (đảo thức ăn) vào chân khi đang nấu ăn, mặc dù chân có đi dép nhưng ông vẫn bị một vết rách nhỏ trên chân. Nghĩ là vết thương tự lành nên ông Trương cũng không chăm sóc gì, không ngờ vết thương không lành mà càng ngày càng lở loét to hơn, da ngày càng thâm đen khiến việc đi lại trở nên khó khăn và đau đớn.
Sau khi đến bệnh viện khám, người ta phát hiện ra rằng trường hợp của ông Trương là do biến chứng tiểu đường ở bàn chân. Các bác sĩ đã khẩn trương tiến hành xử lý vết thương, may mắn là ông đã qua khỏi cơn nguy kịch.
Ảnh minh họa
Ông Trương bị tê chân là biểu hiện ban đầu của biến chứng tiểu đường ở chân, cụ thể là bệnh lý thần kinh ngoại biên của bàn chân do bệnh tiểu đường lâu ngày gây ra. Ngoài ra, tình trạng đường huyết tăng cao làm giảm sức đề kháng của người bệnh, bàn chân tổn thương rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập, gây lở loét, hoại tử, trường hợp nặng thậm chí có thể phải cắt cụt chi.
Vì vậy, việc hiểu biết các triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường thông qua những biểu hiện ở bàn chân là rất quan trọng.
4 biểu hiện trên bàn chân cho thấy tiểu đường đang "nhắm" vào bạn
1. Cảm thấy bất thường
Trong giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường, bạn có thể cảm thấy bàn chân lạnh hoặc không cảm thấy lạnh nhưng nhiệt độ da ở chân giảm. Ngoài ra, các cảm giác bất thường ở chân tay còn có thể bao gồm tê, ngứa ran... chạm vào có cảm giác đau, yếu sức, lạnh.
2. Bất thường ở da chân
Trong giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường, màu da bàn chân có sự bất thường, bàn chân trở nên nhợt nhạt khi nâng lên và đỏ tía khi chạm đất (hạ xuống).
Ngoài ra, sẽ có các biểu hiện của bệnh loạn dưỡng da chân như da khô, dày sừng, giòn, thường xuyên bị nứt nẻ, mỏng dần và bóng, đàn hồi kém, nổi mụn nước.
3. Bất thường về lông, móng và cơ bàn chân
Lông chân bỗng nhiên mọc ít đi hoặc rụng, móng chân trở nên dày hoặc dễ gãy và biến dạng.
Ở một số người, cơ bàn chân và các mô dưới da bị teo, các khớp giữa khớp xương bị cong, tạo thành các móng chân sắc nhọn như hình móng vuốt, biến dạng bàn chân...
4. Mạch máu trên bàn chân
Nhịp đập của mu bàn chân và động mạch chày sau bị suy yếu hoặc biến mất khi bắt mạch bằng tay, đồng thời kéo dài thời gian đổ đầy tĩnh mạch chi dưới.
Khám khách quan như siêu âm mạch máu và chụp động mạch chi bị ảnh hưởng có thể phát hiện các mức độ mảng bám khác nhau và hẹp lòng mạch bị bệnh.
Nguồn và ảnh: Sohu, The Healthy