Nini (4 tuổi, Trung Quốc) rất thích ăn trái cây. Trên đường đi học về, cô bé nhìn thấy một người bán mía ven đường nên đã nài nỉ ông nội mua cho bé ăn. Sau khi mua 1 thanh mía, người bán cắt thành từng miếng nhỏ thì ông nội phát hiện ra ở giữa thân mía có một vệt đỏ nhưng ông nội bất cẩn nghĩ rằng mía này giống như thanh long tâm đỏ, mía có vệt đỏ (hay có thể gọi là mía "hồng tâm") chắc sẽ ngon hơn mía bình thường, vì vậy Nini đã ăn rất nhiều.
Sau khi về đến nhà, Nini bất ngờ có các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, co giật tay chân và nhìn chằm chằm lên trời khiến gia đình cô bé vô cùng lo lắng, vội vàng đưa đến bệnh viện. Qua kiểm tra, người ta phát hiện ra rằng Nini bị suy đa phủ tạng, lập tức chuyển ngay vào khoa cấp cứu. May mắn là Nini đã qua cơn nguy kịch, nhưng những ảnh hưởng mà việc bị suy đa tạng thì chắc chắn sẽ đi theo cô bé suốt cuộc đời, mà thủ phạm chính là thanh mía "hồng tâm".
Ảnh minh họa
Mía "hồng tâm" tại sao lại độc?
Như có câu "Mía thanh minh, độc hơn rắn!", đây là loại mía có thể gây ngộ độc nguy cơ cao. Các vụ ngộ độc mía không phải là mới, và đã được báo cáo ngay từ năm 1972 với các trường hợp nghiêm trọng hầu hết xảy ra ở trẻ em. Chẳng hạn như trường hợp của Sa Sa (35 tuổi, Trung Quốc) 30 năm sống trong tình trạng dị dạng xương khớp vì ăn thanh mía "hồng tâm" lúc 5 tuổi.
Mía xuất hiện vệt đỏ giữa thân nguy hại cho sức khỏe con người đến vậy là có 2 nguyên nhân:
1. Bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh
Nguyên nhân chính khiến mía xuất hiện vệt đỏ giữa thân là do mía có thể bị vi khuẩn Arthrobacter saccharomyces lây nhiễm bệnh thối đỏ cho cây mía, từ đó tạo ra màu đỏ bên trong cây mía.
Loại nấm mốc này còn tạo ra axit 3-nitropropionic, đây là chất độc thần kinh có thể gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, gây co giật, phù não, phù phổi, thậm chí tử vong.
Mía "hồng tâm" có chất độc thần kinh
2. Bị nhiễm ký sinh trùng
Nếu mía bị chuyển sang màu đỏ đen cục bộ (xuất hiện các mảng đỏ đen lớn) thường là do mía bị nhiễm sâu đục thân, loại côn trùng này có xu hướng xuất hiện nhiều vào cuối xuân hàng năm, nó sẽ đục trên thân mía, khiến phần đó bị khô cứng lại.
Ngoài ra, do mía thường "chín" vào mùa thu, nếu được bảo quản trong điều kiện không tốt, đến mùa xuân năm sau chúng ta ăn mía thì nó đã phát triển nấm mốc và sản sinh độc tố.
Vì vậy, mía có vệt đỏ ở giữa thân không phải là mía ngon hơn mà là mía độc, không ăn được. Việc cắt bỏ phần mốc đỏ và tiêu thụ các phần còn lại của mía là hoàn toàn vô tác dụng bởi khi mía bị nhiễm nấm mốc, ngay cả phần không đỏ cũng sẽ bị nhiễm độc tố mà mắt thường không nhìn thấy được.
Ngoài ra, một số người bán mía còn sử dụng mía mốc này để ép nước, người tiêu dùng thường không thấy bất thường khi uống nhưng thực chất rất nguy hiểm. Do đó, khi ăn mía phải chú ý xem nó có bị hư hỏng không, cố gắng không uống nước mía không đảm bảo để tránh việc gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Nguồn và ảnh: QQ, Sohu, Great Daily