Cô Lý (28 tuổi) sống tại tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, cao 1m6, có cân nặng vượt mức so với người bình thường. Có thời điểm, cô Lý ăn uống quá độ tăng đến 100kg, hiện nay cân nặng của cô Lý đã giảm nhưng vẫn ở mức cao là 85kg. Dạo gần đây, trong 5 ngày ở nhà, cô Lý đã ăn uống quá độ dẫn đến mỡ máu cao, kết quả chẩn đoán là mắc bệnh viêm tụy cấp.
5 ngày ở nhà, cô Lý đã ăn uống quá độ dẫn đến mỡ máu cao, kết quả chẩn đoán là mắc bệnh viêm tụy cấp.
Bác sĩ Đoàn Quốc Cường, bệnh viện Ruzhou People's Hospital, cho biết: "Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường, xét nghiệm tiểu đường 44.15mmol/L, trong 5 ngày ở nhà bệnh nhân đã ăn uống quá độ, được chẩn đoán mỡ máu cao, viêm tụy cấp. Sau khi tiến hành điều trị ức chế tuyến tụy, ngăn ngừa dạ dày tiết dịch vị và tiêm liều thuốc kháng viêm thì tình trạng của bệnh nhân đã ổn định".
Bác sĩ Đoàn Quốc Cường, bệnh viện Ruzhou People's Hospital.
Hiện nay, tình trạng người mắc bệnh viêm tụy cấp ngày càng gia tăng. Bác sĩ Đoàn Quốc Cường nhắn nhủ: "Mọi người không nên ăn uống quá độ, hạn chế bia rượu, không thức khuya, nên ăn uống thanh đạm sẽ có lợi cho sức khỏe".
Viêm tụy cấp là gì?
Viêm tụy cấp là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của các nhu mô tụy, có thể bao gồm cả tổn thương của các tổ chức cơ quan lân cận. Bệnh có khả năng gây tử vong.
Có 3 nhóm nguyên nhân chính gây nên viêm tụy cấp:
- Uống nhiều rượu bia: Đây là nguyên nhân chính gây nên tình trạng viêm tụy cấp.
- Do tăng mỡ máu.
- Do bị sỏi mật gây tắc nghẽn dẫn đến tắc ống dẫn chung hoặc tắc cơ vòng Oddi làm ngưng dòng chảy của ống tụy. Các men tụy bị giữ lại gây phá hủy cấu trúc tuyến tụy.
Ngoài ra viêm tụy cấp cũng có thể xảy ra do chấn thương dập vùng tụy, do rối loạn chuyển hóa, do mắc các bệnh tự miễn...
Có khoảng 10-15% các trường hợp viêm tụy cấp là không tìm thấy nguyên nhân.
Triệu chứng của viêm tụy cấp
Triệu chứng lâm sàng của viêm tụy cấp không điển hình nhưng thường gặp các dấu hiệu sau:
- Đau bụng cấp: Chủ yếu là đau vùng thượng vị, đau dữ dội, xảy ra đột ngột sau một bữa ăn thịnh soạn nhiều chất đạm, nhiều mỡ hoặc sau uống rượu bia. Đau kéo dài liên tục hoặc từng cơn, đau lan ra sau lưng hoặc lan sang hạ sườn 2 bên. Cơn đau tụy cấp rất dễ bị nhầm với đau dạ dày.
- Nôn, buồn nôn: Dấu hiệu buồn nôn xuất hiện sau đau và không liên quan đến triệu chứng đau. Bệnh nhân thường nôn ra dịch mật, dịch dạ dày hoặc máu.
- Chướng bụng, bí trung tiện: Là triệu chứng thường gặp của viêm tụy cấp thể hoại tử nặng.
- Triệu chứng kèm theo: Có thể là rối loạn ý thức, huyết áp tụt, thiểu niệu...
Bệnh viêm tụy cấp có nguy hiểm không?
Viêm tụy cấp nếu không được điều trị sẽ diễn biến rất nhanh, phức tạp đến các biến chứng nặng, có thể dễ dàng ảnh hưởng đến các cơ quan khác, thậm chí là gây tử vong. Đối với các trường hợp nặng, điều trị hồi sức không đáp ứng, bệnh nhân cần được chỉ định làm phẫu thuật ngay để cắt lọc các phần mô bị hoại tử. Dưới đây là những diễn biến nguy hiểm của viêm tụy cấp:
- Sốc: Là một trong những biến chứng sớm xảy ra ở ngay những ngày đầu của bệnh. Sốc có thể do nhiễm khuẩn nặng hay do xuất huyết. Trường hợp sốc do nhiễm khuẩn nhu mô tụy nặng thường xảy ra muộn hơn ở tuần thứ 3 kể từ lúc bắt đầu có dấu hiệu viêm;
- Xuất huyết: Biến chứng xuất huyết có thể xuất hiện ở ngay tại tuyến tụy, trong xoang bụng, trong ống tiêu hóa hoặc các cơ quan khác, dẫn đến tình trạng tổn thương các mạch máu. Biến chứng này xảy ra trong tuần đầu tiên của bệnh. Tất cả những trường hợp có biến chứng xuất huyết đa phần đều có tiên lượng nặng;
- Nhiễm trùng tại tuyến tụy: Xảy ra ở cuối tuần đầu hoặc đầu tuần thứ hai của bệnh. Điều này là nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành các ổ áp xe ở tuyến tụy gây viêm phúc mạc toàn thể, hoại tử mô. Trường hợp này tiên lượng nặng;
- Suy hô hấp cấp: Tiên lượng nặng;
- Nang giả tụy: Xuất hiện ở tuần thứ 2 hoặc tuần thứ 3 của bệnh nguyên nhân do quá trình đóng kén để khu trú các tổn thương tại nhu mô tụy. Trong nang giả tụy có chứa các enzym tuyến tụy, các chất dịch và các mảnh vỡ của nhu mô tuyến tụy. Nang này có thể được thu dọn hoặc tự dẫn lưu vào đường tụy rồi biến mất sau 4 đến 6 tuần. Nang nếu để kéo dài có thể tiến triển thành áp xe hoặc gây bội nhiễm.
Theo Pearvideo, Vinmec