Đừng để 4 lầm tưởng về COVID-19 này ảnh hưởng đến sự an toàn của bạn

Mặc dù ngày càng có nhiều ca mặc COVID-19 và tử vong được báo cáo bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thế nhưng một số người vẫn có thái độ bàng quan trước đại dịch.

Lầm tưởng 1: COVID-19 chỉ là một bệnh cúm thông thường

Bệnh cúm cướp đi hàng triệu sinh mạng mỗi năm, nhưng thực tế là chúng ta đã có vắc-xin ngăn ngừa và có nhận thức rõ ràng về căn bệnh này, khiến nó không còn quá đáng sợ. Tuy nhiên, COVID-19 lại không phải bệnh cúm thông thường dù cũng là căn bệnh làm tổn thương đường hô hấp.

Tiến sĩ Bruce E,Hirsch, bác sĩ và trợ lý giáo sư tại phòng Bệnh truyền nhiễm của Northwell Health, New York cho biết, có một số trùng lặp giữa Covid-19 và các bệnh khác do nhiễm virus.

“Sự khác biệt giữa coronavirus, bệnh cúm và các loại virus phổ biến khác rất dễ nhận thức. Chúng ta biết rằng coronavirus liên kết với các thụ thể ở phần dưới của đường hô hấp, và điều đó giải thích cho việc ho khan thường xuyên nhưng không phải lúc nào cũng kèm theo sốt hay mệt mỏi”, tiến sĩ Hirsch cho biết.

Đừng để 4 lầm tưởng về COVID-19 này ảnh hưởng đến sự an toàn của bạn - 1

Mặc dù ho khan, sốt và mệt mỏi có thể xảy ra với các bệnh nhiễm virus khác, nhưng tiến sĩ cho biết, đau nhức cơ bắp là dấu hiệu riêng biệt của bệnh cúm, trong khi cảm lạnh thông thường có thể kèm theo sổ mũi, đau họng hoặc hắt hơi.

“Chảy nước mũi không phải là dấu hiệu của nhiễm COVID-19. Còn việc ho có đờm có thể xảy ra khi nhiễm COVID-19 ở giai đoạn nặng và nó không phải là dấu hiện điển hình của người mới mắc bệnh”.

CDC Hoa Kỳ đề nghị tất cả mọi người đeo khẩu trang ở những nơi công cộng, duy trì khoảng cách tối thiểu 2m với những người khác. Điều này sẽ giúp làm chậm sự lây lan của virus từ những người không có triệu chứng hoặc những người không biết mình đã nhiễm virus.

Lầm tưởng 2: COVID-19 chỉ ảnh hưởng đến người già

Đừng để 4 lầm tưởng về COVID-19 này ảnh hưởng đến sự an toàn của bạn - 2

Trong khi hầu hết những người bị COVID-19 phát triển bệnh nhẹ hoặc không biến chứng, WHO báo cáo rằng có khoảng 14% những người bị nhiễm sẽ phát triển bệnh từ nhẹ đến nặng và cần phải nhập viện. Trong số đó sẽ có khoảng 5% cần chăm sóc đặc biệt vì diễn biến quá nặng.

Mặc dù những người cao tuổi và những người bị ức chế miễn dịch có nguy cơ bị biến chứng cao nhất, nhưng những người trẻ tuổi không phải là không có khả năng nhiễm bệnh.

Thực tế, theo dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ cho thấy, trong số gần 2500 người mắc COVID-19 có 29% là từ 20 đến 44 tuổi. Nhiều bệnh nhân trẻ tuổi có nhiều bệnh lý như thừa cân, béo phì, mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp hoặc bệnh tim đều có diễn biến nặng.

Lầm tưởng 3: Chúng ta không thể làm gì cho đến khi vắc-xin được tiêm rộng rãi

Đừng để 4 lầm tưởng về COVID-19 này ảnh hưởng đến sự an toàn của bạn - 4

Việc tập trung vào các loại thuốc khác trong khi chờ thử nghiệm vắc-xin cũng vô cùng quan trọng, các loại thuốc đó có thể làm dịu phản ứng viêm của cơ thể với nhiễm trùng. Tiến sĩ Hirsch cho biết, “Điều quan trọng là phải đánh giá các phương pháp điều trị này bằng cách tìm hiểu kĩ càng thay vì tự ý điều trị một cách cẩu thả, không quan tâm đến sức khỏe của chính mình và những người xung quanh”.

Tiến sĩ cũng nói rằng, loại virus này không thể biến mất một cách nhanh chóng nhưng tất cả chúng ta đều phải có niềm tin và có chiến lược đấu tranh đúng đắn.

Lầm tưởng 4: Virus được tạo ra bởi con người

Đừng để 4 lầm tưởng về COVID-19 này ảnh hưởng đến sự an toàn của bạn - 5

Trong khi chủng coronavirus gây ra COVID-19 là mới thì các virus corona khác đã gây ra SARS và MERS. Hơn nữa, một số loại virus nhất định có ở loài dơi cũng có khả năng di truyền gây ra đại dịch trong tương lai.

“Có những con dơi sống gần người và virus thì lại sống bên trong cơ thể loài dơi”. Một người bị nhiễm có thể cách rất xa chúng ta nhưng sức khỏe của người đó và chúng ta có thể ảnh hưởng lẫn nhau nếu không có biện pháp phòng tránh hiệu quả. Đây là thế giới mà chúng ta đang sống và phải đương đầu”. Tiến sĩ Hirsch nói.

Những người tin rằng virus được tạo ra bởi con người hoặc một vài thuyết âm mưu nào đó, đều phải nhìn nhận lại vấn đề một cách xác đáng. Rất nhiều thông tin sai lệch được tung ra gây hoang mang dư luận, điều cần thiết nhất mà chúng ta cần làm trong mùa đại dịch là biết chắt lọc thông tin chính xác, không tin vào những thông tin không có cơ sở và không lan tuyền tin chưa được chính quyền xác nhận.