Đừng để “dịch chồng dịch” chỉ vì bỏ lỡ lịch chủng ngừa cho trẻ trong mùa COVID-19

Chủng ngừa đúng thời điểm giúp bảo vệ sớm và tăng cường hiệu quả miễn dịch cho trẻ nhỏ, cũng như đảm bảo an toàn cho cả gia đình khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt khi tình hình dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp như hiện nay.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), việc tạm hoãn lịch chủng ngừa là điều rất đáng lo ngại, vì sự chậm trễ này có thể dẫn đến sự bùng phát trở lại của các dịch bệnh nguy hiểm khác, vốn đã đang được phòng ngừa bằng vắc xin. Trong thời điểm COVID-19 đang diễn biến căng thẳng như hiện nay, việc trì hoãn chủng ngừa các bệnh truyền nhiễm khác, đặc biệt cho trẻ từ 6 tuần tuổi, còn có thể đẩy con trẻ và cả cộng đồng vào nguy cơ “dịch chồng dịch”.

Sau mùa dịch mỗi người luôn tự trang bị biện pháp bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình

Những ngày tháng giãn cách xã hội từ mùa dịch COVID-19 đã giúp chúng ta có những nhận thức rõ hơn về tác động khủng khiếp của dịch bệnh lên mỗi cá nhân, áp lực cho hệ thống chăm sóc sức khỏe và đình trệ cả nền kinh tế toàn cầu. Nguy cơ từ các dịch bệnh luôn tồn tại, ngay cả khi đại dịch đã được kiểm soát. Việc chủng ngừa từ sớm có thể hạn chế nguy cơ mắc các bệnh nhiễm nghiêm trọng sau này và tăng cường sức đề kháng bảo vệ sức khỏe.

Thống kê cho thấy khoảng 2-3 triệu ca tử vong mỗi năm có thể ngăn ngừa được nhờ có vắc xin

Và vắc xin cũng đang là biện pháp chủ động và hữu hiệu nhất để có thể hạn chế những gánh nặng mà COVID-19 gây ra trong thời điểm hiện tại.

Chủng ngừa đúng thời điểm giúp bảo vệ sớm với hiệu quả miễn dịch cao 

Đừng để “dịch chồng dịch” chỉ vì bỏ lỡ lịch chủng ngừa cho trẻ trong mùa COVID-19 - 1

Khi chào đời, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa được hoàn thiện, do đó bảo vệ bằng chủng ngừa là rất quan trọng, nhất là trong những tháng đầu đời. (Ảnh minh hoạ)

Lịch chủng ngừa cùng với các vắc-xin được khuyến cáo dựa vào gánh nặng của bệnh, tính chất nguy cơ cũng như các dữ liệu nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng trong nhiều năm. Bé sơ sinh có khả năng mắc các bệnh truyền nhiễm trong suốt giai đoạn đầu đời, do đó mẹ cần có sự tư vấn bác sĩ ngay để trẻ từ 6 tuần tuổi được chích ngừa đúng thời điểm và đầy đủ.

Trẻ sơ sinh cần lưu ý giai đoạn 6 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi, phải hoàn tất lịch chủng ngừa phòng các bệnh nguy hiểm như bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm màng não do Hib, viêm gan B, tiêu chảy do vi rút Rota, viêm màng não hay viêm phổi, viêm tai giữa do phế cầu khuẩn v.v. Trong đó, uống ngừa vi rút Rota cần hoàn tất 2 liều trước 6 tháng tuổi, qua thời gian này, bé sẽ mất cơ hội phòng ngừa vi rút gây ra tiêu chảy cấp này.

Đừng để “dịch chồng dịch” chỉ vì bỏ lỡ lịch chủng ngừa cho trẻ trong mùa COVID-19 - 2

Chủng ngừa sớm cho trẻ không làm hệ miễn dịch của trẻ bị quá tải và giúp giảm số lần trẻ phải chịu đau.. (Ảnh minh họa)

Hãy liên hệ ngay bệnh viện, trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn khi bé được 6 tuần tuổi. Ngay trong thời gian giãn cách xã hội, mẹ vẫn nên tranh thủ hoàn tất lịch chủng ngừa cho bé trước 6 tháng tuổi để không bỏ mất cơ hội bảo vệ bé yêu.

Mẹ cần lưu ý thực hiện nghiêm túc các biện pháp 5K phòng ngừa COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế khi đưa trẻ đi chủng ngừa. Nên đặt lịch hẹn và gọi điện tư vấn trước với trung tâm chủng ngừa.

Chương trình giáo dục cộng đồng do Hội y học dự phòng Việt Nam phối hợp với VPĐD GSK phối hợp thực hiện.