PGS.TS Phạm Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu, BV Bạch Mai vừa chia sẻ về ca bệnh mắc thư phổi sau 6 năm điều trị hiện bệnh ổn định tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu - Bệnh viện Bạch Mai.
Đau tức ngực, đây là dấu hiệu điển hình nhất của bệnh ung thư phổi.
Đó là trường hợp bệnh nhân Đỗ Hiển V., 73 tuổi ở Ba Đình, Hà Nội vẫn sốt tốt sau 6 năm điều trị ung thư phổi.
PGS Phương cho biết, ông V. vốn có tiền sử đái tháo đường, tăng mỡ máu, vẫn uống thuốc thường xuyên, sức khoẻ bình thường.
Ông V. không hề đau đớn nhưng ho ra máu, là biểu hiện của ung thư phổi giai đoạn muộn.
Tuy nhiên cuối năm 2014, ông đột nhiên ho ra máu đỏ tươi lượng ít, ngày 1-2 lần, dù không hề ho, không khó thở, đau tức ngực hay sút cân.
Khi thăm khám tại BV Bạch Mai, bác sĩ phát hiện trên phổi của ông có khối u khá lớn, kích thước 4,7 x2,9 cm. Qua xét nghiệm sinh thiết, bác sĩ khẳng định ông mắc ung thư phổi không phải tế bào nhỏ, giai đoạn 4, di căn hạch nhiều nơi, được chuyển vào Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu điều trị.
Do ung thư đã di căn, bệnh nhân được chỉ định phác đồ hoá chất 9 chu kỳ, kết hợp điều trị các bệnh nền sẵn có như tiêm insulin hằng ngày điều trị đái tháo đường, uống thuốc hạ mỡ máu và kết hợp nâng cao thể trạng.
1 năm sau, bệnh nhân thấy sức khoẻ tốt lên, khối u ở phổi trái đã xơ hoá, tuy nhiên phổi phải vẫn còn các nốt mờ rải rác. Bác sĩ chỉ định thay vì truyền đường tĩnh mạch, bệnh nhân dùng thuốc hoá chất dạng uống, tái khám định kỳ.
3 năm sau khi làm cắt lớp vi tính lồng ngực, khối u ở phổi đã tan biến hoàn toàn, ông V. ăn ngủ tốt.
Mọi thứ vẫn diễn biến tốt cho đến năm thứ 4 (2018), khi kiểm tra PET/CT để đánh giá tổng quát, bác sĩ lại phát hiện phổi trái tái phát khối u, kích thước 4,6x1,9 cm, lan sang phổi phải và di căn lên hạch thượng đòn, hạch trước. Bệnh nhân tiếp tục được điều trị duy trì bằng hoá chất dạng uống.
Đến nay, sau 2 năm kể từ ngày tái phát, ông V. chưa phát hiện thêm các tổn thương bất thường, khối u ở phổi chỉ còn rất nhỏ. Bệnh nhân đang tiếp tục duy trì thuốc hoá trị uống và theo dõi sức khoẻ định kỳ tại bệnh viện.
Theo PGS Phương, ung thư phổi là ung thư phổ biến nhất trên thế giới trong nhiều thập kỷ qua. Mỗi năm có 2,1 triệu trường hợp mới mắc, trong đó có tới 1,8 triệu ca tử vong. Đây là bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới trên toàn thế giới (chiếm 16,7% tổng số ung thư ở nam giới).
Theo các chuyên gia, dấu hiệu cảnh báo sớm căn bệnh ung thư phổi bao gồm:
Thở khó khăn, nặng nhọc, ho nhiều: Dấu hiệu này giống với các bệnh cảm mạo thông thường vì vậy nhiều bệnh nhân không đi kiểm tra. Trên thực tế, ho dai dẳng kéo dài dẫn đến khàn tiếng, mất tiếng có thể do phổi gây ra do viêm phổi hoặc nhiễm trùng phổi.
Đau tức ngực: Đây là dấu hiệu điển hình nhất của bệnh ung thư phổi. Cơn đau thường xuất hiện mỗi khi người bệnh hoạt động mạnh, ho hay cười nói.
Sút cân một cách bất thường, không rõ nguyên nhân: Việc giảm sút cân nặng không phải do chế độ ăn uống, tập luyện gây ra đều rất có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nào đó, trong đó có ung thư phổi . Nguyên nhân có thể do xuất hiện khối u ở phổi khiến gia tăng đột ngột sự trao đổi chất gây ra tình trạng trên.
Đờm có lẫn máu: Ngay cả khi lượng máu lẫn trong đờm nhỏ thì bạn cũng nên đến bệnh viện để kiểm tra lại sức khỏe của mình.
Thường xuyên bị nhiễm trùng đường hô hấp: Ung thư phổi gây ảnh hưởng lớn đến đường hô hấp dẫn đến các bệnh như viêm phế quản và các bệnh nhiễm trùng khác.
Dấu hiệu khác thường ở các mô vú: Đây là dấu hiệu thường gặp ở nam giới khi vùng ngực to lên bất thường do tế bào ung thư kích thích ảnh hưởng đến nội tiết tố.
Đau vai: Hiện tượng này xảy ra khi có một khối u phát triển và chèn lên phần trên của phổi tạo áp lực dẫn đến đau nhức ở vai, cánh tay, bàn tay.