Đến nay, đã có khá nhiều bộ phim từng đề cập tới "Hội chứng bàn tay lạ". Trước tiên phải kể đến bộ phim kinh dị "Mad love" phát hành năm 1935. Nội dung xoay quanh nhân vật bác sĩ phẫu thuật mắc bệnh loạn trí Peter Lorre, đã thay thế bàn tay của một nghệ sĩ piano bằng bàn tay của một kẻ giết người bằng dao. Kể từ đó, bàn tay bắt đầu thực hiện các vụ sát hại kinh hoàng.
Hội chứng "Bàn tay người ngoài hành tinh" khiến người bệnh vô cùng phiền toái. Ảnh minh họa
Gần đây, bộ phim nổi tiếng "Dr. Strangelove or: How I learn to stop worrying and love the bomb" phát hành năm 1964, nhân vật do Peter Sellers thủ vai luôn phải vật lộn để kiểm soát cánh tay phải không được thực hiện nghi thức chào kiểu phát xít.
Tuy nhiên, đó chỉ là một phần mang tính giải trí xuất hiện trong các bộ phim. Trên thực tế, đây là hội chứng "Bàn tay người ngoài hành tinh" hay Alien Hand Syndrome (AHS) là một căn bệnh tâm lý quái ác khiến không ít người trên thế giới phải sống khổ sở từng ngày. Trên thế giới mới chỉ xuất hiện khoảng 50 ca bệnh trong lịch sử.
Khốn khổ vì hội chứng bệnh "kỳ quặc"
Căn bệnh được mô tả chân thực và cụ thể với bệnh nhân Karen Byrne (55 tuổi, đến từ New Jersey, Mỹ). Năm 2011, nhập viện sau hơn 20 năm chịu đựng một chứng bệnh kỳ lạ khiến tay trái và đôi khi cả chân trái của Byrne hành động như thể chúng nằm dưới sự điều khiển của một bộ óc bên ngoài cơ thể cô.
Mắc căn bệnh lạ, Byrne liên tục bị chính bàn tay trái của cô tát vào mặt. Ảnh: BBC
Karen kể rằng bà mắc bệnh động kinh từ khi mới chỉ là đứa trẻ 10 tuổi. Tới năm 27 tuổi, các bác sĩ tiến hành phẫu thuật để chữa bệnh động kinh cho Karen. Ca phẫu thuật diễn ra thành công nhưng kể từ đó, những hành vi cực kỳ lạ thường cũng xuất hiện.
Chẳng hạn, bà liên tục bị chính tay trái của mình tấn công, nhăm nhe tát hoặc đấm vào cơ thể. Hay khi Byrne bước vào một cửa hàng và muốn rẽ phải, một chân của cô quyết định điều ngược lại và hướng rẽ trái, khiến cô chao đảo đi vòng tròn.
"Khi bàn tay trái tự mở những cúc áo sơ mi lần đầu tiên, tôi cài lại cúc bằng bàn tay phải. Nhưng đúng lúc tôi ngừng cài cúc, bàn tay trái tiếp tục cởi chúng", Karen kể. "Nếu tôi châm một điếu thuốc, đặt nó nằm thăng bằng trên miệng chiếc đựng tàn thuốc thì ngay lập tức bàn tay trái sẽ vươn tới và dập tắt điếu thuốc. Nó có thể lấy mọi thứ ra khỏi túi xách của tôi mà tôi không hề biết".
Cuộc sống của người phụ nữ 55 tuổi ngày càng trở nên khó khăn hơn. Trong quá trình theo dõi Karen, các bác sĩ nhận định cánh tay trái đã nằm ngoài sự kiểm soát của bà.
Cuối cùng, sau nhiều phân tích, các nhà khoa học kết luận Karen Byrne đã mắc phải hội chứng Alien Hand Syndrome (AHS) hay còn gọi là "Hội chứng bàn tay ngoài hành tinh".
Căn bệnh của Karen khiến giới khoa học tò mò bởi nó không chỉ lạ mà còn cho thấy một điều đáng ngạc nhiên về cách thức hoạt động của não người.
Hình ảnh người mắc bệnh "Bàn tay người hành tinh" được xây dựng trong phim
Trước đó, trường hợp đầu tiên về Bàn tay ngoài hành tinh được ghi lại bởi nhà thần kinh học người Đức Kurt Goldstein, khi ông gặp một bệnh nhân nữ tự cố bóp cổ chính mình. Đáng chú ý, người này miêu tả lại rằng, bàn tay trái chính là "kẻ" đã thực hiện hành động này với cô.
Để tìm ra nguyên nhân chính của căn bệnh, các bác sĩ thần kinh đã phải tra lại bệnh sử của những bệnh nhân này và phát hiện, tất cả bọn họ đều từng trải qua những ca phẫu thuật não, đặc biệt nhiều trong đó đều có tác động lên thể chai. Thể chai là một hệ thống sợi dây thần kinh lớn nhất của não, có chừng 20 vạn dây thần kinh hợp thành, ở vị trí giữa hai bán cầu não.
Theo Tiến sĩ Roger W.Sperry, chủ nhân giải Nobel Y Học 1981, bộ phận này có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển thông tin giữa hai bán cầu não. Khi thể chai gặp vấn đề, quá trình tiếp nhận và vận chuyển thông tin giữa hai nửa não chắc chắn sẽ bị trục trặc. Ví dụ, trong điều kiện bình thường, hai bên bán cầu não sẽ cùng điều khiển các chi trên cơ thể một cách nhịp nhàng.
Nhưng trong trường hợp các bệnh nhân của hội chứng "Bàn tay ngoài hành tinh", bên não phải lại bị "cô lập" và phần tay trái do bên nửa não này điều khiển lại không nhận được tín hiệu từ phía bên kia. Ngoài ra, các tổn thương ở phần vỏ não cũng có thể khiến một số bộ phận cơ thể có những hành động bộc phát.
Hội chứng bàn tay người ngoài hành tinh có chữa được không? Cho đến nay, hội chứng bàn tay người ngoài hành tinh chưa có cách nào để chữa khỏi. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể thuyên giảm bằng cách điều trị y tế thay thế. Hiện tại, các nhà khoa học đang nghiên cứu thêm và phát triển một phương pháp điều trị hội chứng tay tự hành. Để ngăn chặn các cử động tay mất kiểm soát, có thể thực hiện một số bước đơn giản, ví dụ: - Hạn chế vấn đề với tay kia khi nó bắt đầu di chuyển một cách không tự nguyện - Cung cấp các đối tượng để tay có vấn đề giữ đối tượng và bị ngăn cản việc di chuyển mà không có sự kiểm soát. - Đặt tay có vấn đề giữa đùi bên làm điểm tựa để nó không di chuyển tự do. |