Gan là một cơ quan rất mạnh mẽ, vì nó chịu trách nhiệm phân hủy, tổng hợp, giải độc, chuyển hóa và lưu trữ máu. Vì vậy, nó cũng nhanh bị tổn thương hơn các cơ quan thông thường. Đặc biệt, nếu bạn thấy 2 bộ phận trên cơ thể có mùi hôi và 3 bộ phận sẫm màu thì có nghĩa là gan của bạn đang bị tổn thương, cần được thăm khám và điều trị kịp thời.
*2 mùi:
1. Miệng có mùi
Những người gan kém thường sẽ thấy hiện tượng miệng có mùi thối vào sáng sớm. Dù cho đã đánh răng hay chăm sóc răng miệng kỹ cũng không thấy tình trạng thuyên giảm. Điều này là do gan bị bệnh nên chức năng gan suy giảm, dẫn đến chức năng giải độc cũng bị suy yếu. Thêm nữa, các chất độc hại như nitơ và amoniac trong cơ thể cũng không được thải ra ngoài kịp thời nên làm một lượng lớn tích tụ trong gan, lâu ngày sẽ gây ra tình trạng hôi miệng ở hơi thở.
2. Cơ thể nặng mùi
Mùi cơ thể của mỗi người đều khác nhau, người có mùi cơ thể nồng nặc, người không có mùi, thậm chí có người còn có mùi thơm. Điều này thực sự liên quan đến mồ hôi mà bạn tiết ra.
Đối với những người gan kém, các chất độc trong cơ thể không thể phân hủy kịp sẽ được đào thải ra ngoài theo đường mồ hôi. Mồ hôi tiết ra sẽ hòa với một số bụi bẩn và vi khuẩn trên da, từ đó làm bốc ra mùi hôi nồng nặc.
*3 đen:
1. Môi thâm đen
Môi của những người khỏe mạnh thường có màu hồng nhạt và bóng, trong khi môi của bệnh nhân mắc bệnh gan lại có màu sẫm và khô. Đó là do gan bị rối loạn chức năng nên dẫn đến tình trạng gan khí bị ngưng trệ, khí huyết không được cung cấp nên gây ra hiện tượng đen và khô môi.
2. Quầng thâm đen dưới mắt
Mọi người đều nghĩ rằng quầng thâm dưới mắt xuất hiện là do ngủ không ngon. Nếu không thấy thuyên giảm bớt quầng thâm bằng việc ngủ đủ giấc thì hãy kiểm tra gan xem có vấn đề gì không. Vì một khi gan bị bệnh sẽ làm tiết ra nhiều sắc tố melanin khiến vùng da quanh mắt trở nên mỏng manh và có dấu hiệu đen đi.
3. Sắc mặt tối đen
Người khỏe mạnh thường có làn da sáng bóng ngay nhưng nếu mắc bệnh gan thì khuôn mặt của họ sẽ trông kém tươi tắn và thô ráp. Điều này là do chức năng gan suy giảm, dẫn đến sự tích tụ của bilirubin và melanin. Các nguyên tố này đi vào máu và xuất hiện trên bề mặt da thông qua quá trình tuần hoàn máu sẽ gây ra hiện tượng đen mặt.
Nguồn: Sohu, Healthline; Ảnh: Internet