Ngâm chân trong nước nóng rất tốt cho sức khỏe, nó giúp lưu thông máu tốt hơn, tạo ra cảm giác thoải mái hơn và mang lại chất lượng giấc ngủ ngon và say giấc.
Lợi ích của ngâm chân
Trên thực tế, việc ngâm chân mang lại tới 4 lợi ích khác nhau cho sức khỏe, bao gồm:
- Cải thiện trí não, tinh thần và thể chất: Bằng cách thư giãn sâu, giảm stress, áp lực và hồi phục sự cân bằng giữa suy nghĩ và cảm xúc, ngâm chân mang lại cho bạn cảm giác hài lòng, thỏa mãn, tăng cường sự tập trung trí não và kiểm soát lo âu, tăng cường mức năng lượng mỗi khi cảm thấy mệt mỏi.
Việc làm này giúp làm tăng lưu thông máu, giải độc và bổ sung dinh dưỡng cho những vùng cơ thể cần chữa lành. Đây là phương pháp điều trị hiệu quả một số triệu chứng phổ biến như huyết áp bất thường, thay đổi hormone, đau nhức, các vấn đề về hệ tiêu hóa và suy giảm chức năng khớp xương và tăng cường chức năng của hệ miễn dịch.
- Hỗ trợ chữa trị một số bệnh mãn tính: Thường xuyên ngâm chân nước nóng sẽ làm giảm các triệu chứng của bệnh mãn tính như tiểu đường, lạc nội mạc tử cung, đau cơ xơ hóa... thậm chí là giúp cải thiện hiệu quả hóa trị liệu cho bệnh nhân ung thư.
- Giảm chứng mất ngủ: Ngâm chân nước nóng đều đặn vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn nhờ tác động tích cực đến hệ thần kinh, kích thích tuần hoàn máu, điều hòa khí huyết và cân bằng cơ thể.
- Trị bệnh ngoài da: Một số bệnh nấm chân hoặc nấm móng chân đều được chữa trị hiệu quả bằng phương pháp ngâm chân nước nóng và muối. Đồng thời nó còn giúp bạn giải quyết mùi hôi chân.
Tuy nhiên, ngâm chân tốt là vậy nhưng có 2 nhóm người không nên ngâm chân nếu không muốn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
2 nhóm người không nên ngâm chân
1. Người mắc bệnh tiểu đường
Mọi người đều có cảm nhận khác nhau về nhiệt độ nước ngâm chân. Có thể nhiệt độ nước đã vượt quá ngưỡng cho phép nhưng bạn vẫn có thể cảm thấy thoải mái. Điều này dễ dàng gây ra tình trạng bỏng da.
Đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường và bệnh thần kinh ngoại biên nên đặc biệt cẩn thận. Điều quan trọng nhất là một khi bạn bị bỏng, bệnh tiểu đường có thể cực kỳ chậm phục hồi, dễ bị hoại tử và thậm chí gây cắt cụt chi.
Vì vậy, người bị bệnh này nên cực kì chú ý đến nhiệt độ của nước ngâm chân, tốt nhất nên thấp hơn nhiệt độ nước ngâm chân trung bình của người khỏe mạnh, bình thường.
Người khỏe mạnh ngâm chân nên dùng nước ở nhiệt độ nào?
Tình trạng thể chất của mỗi người là khác nhau, và nhiệt độ phù hợp của bồn ngâm chân cũng khác nhau. Nhiều người thích ngâm chân, nhưng không rõ mức nhiệt độ của nước là bao nhiêu. Điều quan trọng là phải kiểm soát nhiệt độ của bàn chân để đạt được kết quả tốt.
Bạn nên thử nhiệt độ nước bằng tay trước, khoảng 40-45 độ C là phù hợp nhất. Khi bạn đặt chân vào nước, cảm giác đầu tiên sẽ là nóng nhưng một lúc sau chân bắt đầu quen và bạn dần cảm thấy thoải mái. Nếu ngâm chân khi trời nóng, bạn phải mất khoảng 1-2 phút để thích nghi với nhiệt độ nước.
2. Bệnh nhân bị suy giãn chân
Nếu ngâm chân nước nóng, người mắc bệnh suy giãn chân sẽ có máu dễ bị mắc kẹt ở chân (trong quá trình máu tuần hoàn xuống chân) và các tĩnh mạch gây ra chứng giãn tĩnh mạch.
Nếu máu vẫn tiếp tục được đưa xuống chân, tình trạng tắc nghẽn sẽ trở nên nghiêm trọng và bệnh suy giãn chân càng thêm nghiêm trọng. Do đó, tốt nhất người bị bệnh này không nên ngâm chân nước nóng.
Nguồn: Aboluowang và Healthline