Ông Lưu (ngoài 40 tuổi, Trung Quốc) thường xuyên bị chóng mặt và đi đứng mất cân bằng trong hai tháng qua nhưng ông nghĩ đó là do mình không nghỉ ngơi tốt và không để ý nhiều đến nó. Đúng lúc tình hình dịch bệnh nghiêm trọng gần đây nên ông cũng không muốn đến bệnh viện.
Vào những buổi tối cuối tuần, ông Lưu ăn tối ở nhà, khi chuẩn bị đứng dậy sau bữa tối, ông đột nhiên ngã xuống, vợ cố gọi dậy nhưng ông không trả lời nên vội gọi cấp cứu, đưa ông Lưu đến ngay bệnh viện gần đó.
Ảnh minh họa
Đến khoa cấp cứu, sau khi xét nghiệm nhanh axit nucleic, loại trừ khả năng ông Lưu bị nhiễm Covid-19, ông được nhanh chóng kiểm tra CT vùng đầu, kết quả cho thấy hình thành nhồi máu não diện rộng, kết quả chụp MRI não cho thấy ông hẹp động mạch não giữa 2 bên và siêu âm Doppler màu mạch máu cổ bị hẹp nặng động mạch cổ 2 bên!
Không may, do kích thước của ổ nhồi máu quá lớn nên dù đã được các bác sĩ điều trị hết sức, ông Lưu vẫn không may qua đời do hình thành thoát vị não. Sau khi tìm hiểu tiền sử bệnh, tình trạng cơ thể và thói quen sinh hoạt của bệnh nhân, bác sĩ thở dài cho rằng việc nhồi máu não xảy ra liên quan đến hai hành vi của ông Lưu và cơ thể đã phát tín hiệu từ trước nhưng ông không để ý.
1. Lối sống tồi tệ
Ông Lưu thường rất bận rộn với công việc, thường xuyên đi các bữa tiệc rượu, thức khuya muộn, và còn có thói quen hút thuốc, rượu chè. Những thói quen không lành mạnh này làm tổn hại đến tim và mạch máu của chúng ta, dẫn đến niêm mạc mạch máu bị tổn thương, lipid trong máu đọng lại dưới lớp niêm mạc bị tổn thương, tụ lại tạo thành lõi lipid, và phía trên các lipid này dần dần hình thành các mảng xơ vữa động mạch, dẫn đến xơ cứng và hẹp mạch máu, và cuối cùng gây ra các bệnh tim mạch và mạch máu não như thiểu năng não, đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Do đó, thói quen sinh hoạt kém có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tổn thương mạch máu và tăng nguy cơ đột tử.
2. Cơ thể thường xuyên khó chịu và không đi khám chữa bệnh kịp thời
Thực tế, khi đi khám sức khỏe, ông Lưu đã phát hiện ra mình bị cao huyết áp, mỡ máu, gan nhiễm mỡ và các vấn đề khác, nhưng ông thấy mình còn trẻ nên không để ý đến. Và đây thực sự là một cảnh báo sớm từ cơ thể.
Tăng huyết áp, mỡ máu và các bệnh khác liên quan đến xơ vữa động mạch, nếu đi khám kịp thời, tìm ra nguyên nhân, kiểm soát chế độ ăn uống kịp thời, cải thiện thói quen sinh hoạt và dùng thuốc, bạn vẫn có thể thoát khỏi nó, ngăn ngừa tai biến tim mạch và bệnh mạch máu não.
Đặc biệt, ông Lưu có biểu hiện chóng mặt, đây có thể là biểu hiện của việc cung cấp máu lên não không đủ, nên đi khám và điều trị kịp thời, nhưng ông không đến bệnh viện vì bận việc, đây cũng là một vấn đề thường gặp đối với nhiều người. Cho đến khi có vấn đề với cơ thể, sau đó chi tiền để phục hồi sức khỏe thì cũng đã quá muộn.
Dù bận rộn đến đâu, chúng ta cũng cần ghi nhớ không gì quý giá bằng sức khỏe, cần chú ý hơn nữa đến việc xây dựng thói quen ăn uống tốt trong sinh hoạt, ăn bớt thịt cá, tránh xa chế độ ăn nhiều đường, nhiều chất béo, ăn nhiều chất xơ, trái cây, rau xanh, ngũ cốc… không thức khuya, làm việc và nghỉ ngơi đều đặn, tích cực vận động. Nếu bạn cảm thấy không khỏe thì nên đi khám kịp thời, những điều này rất có lợi cho cơ thể chúng ta.
Nguồn và ảnh: Sohu, The Healthy