Louise Thorell (32 tuổi) ở Ashington, Northumberland trong suốt nhiều năm ấu thơ cô cảm thấy xấu hổ vì vết sẹo màu trắng do bị thủy đậu ngay trên khuôn mặt của mình. Tuy nhiên, mãi đến năm 2018, cô mới nhận ra một điều nghiêm trọng hơn đang xảy ra bên trong vết sẹo này.
Khi vô tình làm trầy xướt da ở chỗ vết sẹo này, nó tạo ra một lớp vảy không thể lành suốt một thời gian dài và nhiễm trùng. Sau đó, cô quyết định đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân thực sự. Các xét nghiệm cho thấy cô bị ung thư biểu mô tế bào đáy (BBC), chiếm 75-80% các trường hợp ung thư da ở Anh và Mỹ.
Đây là dạng ung do da bị tổn thương bởi tia cực tím (nguyên nhân chính là do tắm nắng). Và tế bào ung thư đã dần phát triển từ những vết sẹo đã có sẵn trên da.
Báo cáo y khoa đã tiết lộ các khối u có thể phát triển từ vết sẹo bỏng, vết cắt và vết sẹo, hình xăm và vết sẹo phẫu thuật, cũng như từ những người bị bệnh thủy đậu để lại, theo một bài báo trên tạp chí JAMA Dermatology.
Các nhà khoa học cho rằng mô sẹo có thể có 'tiềm năng ác tính'. Những yếu tố tăng trưởng giúp tái tạo da và mô bị tổn thương nhưng cũng có liên quan tới sự phát triển của khối u.
Thủy đậu là một bệnh do virus phổ biến thường thấy ở trẻ em, nó gây phồng rộp da và sau khi lành thì để lại sẹo. Thorell bị thủy đậu khi chỉ mới 5 tuổi và đã có một vết sẹo trên má phải kể từ đó.
Mặc dù ung thư biểu mô tế bào đáy không đe dọa đến tính mạng nhưng nó có thể gây biến dạng cơ thể nếu không được điều trị. Thorell đã phải trải qua 3 lần phẫu thuật để loại bỏ các tế bào ung thư ra khỏi khuôn mặt hoàn toàn vào tháng 11 năm 2019. Và sau đó cô tiếp tục phải phẫu thuật để loại bỏ vết sẹo khá lớn trên khuôn mặt của mình.
Sau ca phẫu thuật, Thorell trở nên chú trọng hơn về làn da của mình. "Tôi không muốn tình trạng tương tự xảy ra một lần nữa. Buổi sáng dù nắng hay mưa tôi đều thoa kem chống nắng, trước khi đi ngủ thì thoa kem dưỡng ẩm. Tôi dành nhiều thời gian chăm sóc da mặt hơn, mặc dù vết sẹo vẫn còn rõ nhưng tôi cảm thấy may mắn vì nó không tiến triển xấu đi".