Theo Đông y quả sấu lúc xanh có vị chua hơi chát, khi quả chín có vị chua, ngọt, tính mát, có công năng kiện vị sinh tân, tiêu thực chỉ khát, chỉ ho tiêu đờm sử dụng trị nhiều bệnh chứng như nhiệt miệng khô khát, ngứa cổ đau họng nôn do thai nghén say rượu nổi mẩn, sưng, lở ngứa...
Sấu chín chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng bao gồm: 80% nước, 1% acid hữu cơ, 1,3% protid 8,2% glucid 2,7% cellulose, 0,8% tro, 100mg% calcium, 44mg% phosphor, với sắt và 3mg% vitamin C.
Lợi ích của quả sấu trong chữa bệnh
Giảm triệu chứng ốm nghén
Quả sấu xanh chúng ta có thể đem ngâm lấy nước uống. Với bà bầu trong thời kì mang thai có thể uống nước sấu để giảm buồn nôn do ốm nghén đồng thời, giúp thai nhi khỏe mạnh. Tuy nhiên vì nước sấu có đường nên thai phụ không nên uống nhiều.
Chữa nhiệt miệng, trị mụn
Quả sấu có tính mát cũng được sử dụng làm thuốc trị nhiệt miệng giải khát, giải say rượu trị phong độc nổi khắp mình mẩy, mụn, sưng lở, ngứa hoặc đau…
Giảm cân
Quả sấu có tác dụng giảm cân hiệu quả, vì nhờ vào tính axit cao. Sau khi ăn sấu, tính axit này sẽ tác động đến hệ tiêu hóa giúp cơ hấp thụ canxi tốt hơn, thúc đẩy sự trao đổi chất Những điều này cũng giúp cơ thể giảm cân hiệu quả.
Canxi hấp thu từ thức ăn và lượng canxi trong quả sấu được lưu trữ trong các tế bào tế bào chất béo có càng nhiều canxi lưu trữ thì khả năng bị đốt cháy và tiêu hủy càng cao. Các dưỡng chất khác trong quả sấu cũng góp phần giảm cân hiệu quả.
Trị ho
Theo Đông y, uống nước sấu ngâm muối hoặc sấu sắc với nước có tác dụng trị ho hiệu quả và nhanh chóng. Ngoài quả sấu, hoa sấu hấp mật ong cũng có thể làm giảm ho.
Giải rượu
Dùng 4-6 g cùi quả sấu khô sắc lấy nước uống hoặc hãm với nước sôi uống. Hoặc dùng nước sấu ngâm đường và gừng để uống rất có hiệu quả trong việc giải rượu, chống mệt mỏi sau khi say rượu.
Những người không nên ăn quả sấu và uống nước sấu
Người bị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Quả sấu tươi có vị chua giàu vitamin C, đặc biệt là khi sấu còn xanh. Vì vậy, nếu bạn đang mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thì không nên dùng quả sấu tươi, hoặc những món chế biến từ sấu. Đồng thời, bạn cũng nên tránh ăn sấu khi đói vì axit sẽ làm bào mòn, tổn thương dạ dày của bạn.
Trẻ dưới 12 tháng tuổi
Trẻ dưới 12 tháng tuổi nên hạn chế sử dụng quả sấu vì hệ tiêu hóa của trẻ rất nhạy cảm, dễ bị tác động bởi tính axit trong sấu.
Người béo phì, mắc bệnh tim mạch
Mùa hè chúng ta thường ngâm sấu để lấy nước uống. Tuy nhiên sấu được ngâm với nhiều đường vượt mức cho phép nên nếu uống nhiều cũng không tốt cho sức khỏe. Ăn nhiều đồ ngọt làm đường trong máu tăng, tụy phải hoạt động nhiều để giải phóng insulin điều chỉnh đường huyết. Nếu sự việc này diễn ra liên tục sẽ làm suy giảm chức năng tụy, tăng nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, béo phì, tim mạch và huyết áp.
Lưu ý lựa chọn, bảo quản và chế biến sấu
Để làm sấu ngâm để được lâu, giòn, nhiều thịt mà không bị ủng, chị em nên chọn loại quả vừa đủ già tới, cùi dày, vỏ hơi sần, không nên chọn những quả bầm dập. Không nên chọn quả sấu quá già, hạt to, thịt sấu mỏng, chỉ cần gọt qua vỏ cũng đã vào gần đến hạt, nên chọn kỹ từng quả một.
Để dự trữ sấu ăn quanh năm, bạn cần bảo quản sấu trong ngăn đá tủ lạnh. Chia sấu ra làm nhiều túi nhỏ, cho tiện sử dụng.
Cách chế biến đối với sấu ngâm, sau khi chọn được những quả tốt nhất, người ta lấy dao bổ quả sấu tách cùi và hạt ra rồi cho vào ngâm với nước vôi trong hoặc nước pha phèn chua. Thời gian ngâm cũng phải hết sức chú ý, nếu ngâm không đủ thời gian thì quả sấu bị thâm và khi ngâm dễ bị ủng hoặc bị chát.