Thứ trưởng Bộ Y tế: Thay đổi tiêu chí đánh giá dịch COVID-19, không chú trọng số ca mắc

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, hiện nay xu hướng là không coi trọng con số mắc trên 100.000 dân/tuần, mà khuyến khích người dân tự phát hiện nếu mắc thì báo cơ quan y tế.

Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021

Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >
Nguồn: Bộ Y tế - Cập nhật lúc 07:42 27/11/2021
STT Tỉnh thành Ca nhiễm mới
hôm qua
Tổng Ca
nhiễm
Ca tử
vong
Ca tử vong
công bố hôm qua
TỔNG +13.094 1.176.148 24.509 137
1 TP.HCM +1.809 464.180 17.625 60
2 Hà Nội +253 9.097 64 0
3 Cần Thơ +897 14.002 200 3
4 Bình Dương +707 279.540 2.656 0
5 Tây Ninh +655 22.577 238 9
6 Bà Rịa - Vũng Tàu +653 12.823 62 1
7 Đồng Tháp +601 19.564 300 3
8 Bạc Liêu +566 11.744 105 2
9 Đồng Nai +556 85.011 703 3
10 Vĩnh Long +536 9.122 91 4
11 Bến Tre +501 6.231 80 1
12 Bình Thuận +496 14.657 110 8
13 Sóc Trăng +493 13.084 93 4
14 Kiên Giang +418 18.387 198 7
15 An Giang +387 21.590 332 13
16 Cà Mau +374 7.416 35 1
17 Trà Vinh +309 6.970 31 1
18 Bình Phước +271 5.999 15 0
19 Hậu Giang +238 4.092 10 0
20 Khánh Hòa +216 12.225 106 0
21 Đắk Lắk +181 7.456 32 2
22 Bắc Ninh +153 4.210 14 0
23 Hà Giang +143 3.796 3 0
24 Bình Định +132 3.475 19 0
25 Tiền Giang +123 23.987 525 13
26 Nghệ An +117 4.088 25 1
27 Thừa Thiên Huế +113 2.841 11 0
28 Lâm Đồng +112 1.965 7 0
29 Quảng Nam +95 2.633 5 0
30 Đà Nẵng +92 5.750 74 0
31 Đắk Nông +92 2.074 8 0
32 Quảng Ngãi +80 2.571 11 0
33 Long An +75 37.756 589 1
34 Vĩnh Phúc +62 966 3 0
35 Quảng Trị +57 895 2 0
36 Thanh Hóa +55 2.138 10 0
37 Hưng Yên +47 665 2 0
38 Lạng Sơn +44 397 1 0
39 Nam Định +38 1.318 1 0
40 Phú Thọ +38 1.727 0 0
41 Ninh Thuận +31 3.644 44 0
42 Phú Yên +30 3.554 34 0
43 Quảng Bình +28 2.450 6 0
44 Tuyên Quang +28 409 0 0
45 Thái Bình +25 1.167 0 0
46 Quảng Ninh +25 624 0 0
47 Thái Nguyên +22 148 0 0
48 Gia Lai +21 2.969 8 0
49 Hà Tĩnh +19 944 5 0
50 Ninh Bình +18 234 0 0
51 Bắc Giang +16 6.919 15 0
52 Hà Nam +10 1.423 0 0
53 Hải Dương +8 668 1 0
54 Cao Bằng +7 110 0 0
55 Kon Tum +6 380 0 0
56 Hòa Bình +4 229 0 0
57 Điện Biên +4 437 0 0
58 Hải Phòng +4 199 0 0
59 Lào Cai +2 178 0 0
60 Yên Bái +1 34 0 0
61 Bắc Kạn 0 12 0 0
62 Sơn La 0 361 0 0
63 Lai Châu 0 36 0 0

Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam

Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >
Nguồn: Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 - Cập nhật lúc 00:00 26/11/2021

Số mũi đã tiêm toàn quốc

116.430.866

Số mũi tiêm hôm qua

1.736.298


Sáng 25/11, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác điều trị COVID-19.

Thay đổi tiêu chí đánh giá dịch bệnh tại địa phương

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128, Bộ Y tế ban hành quyết định 4800, các địa phương trở về tình trạng thích ứng an toàn với dịch. Trong giai đoạn đầu, tỷ lệ mắc ở các địa phương có giảm hơn so với làn sóng thứ 4. Tỷ lệ tử vong cũng đã giảm, con số tử vong có lúc giảm dưới 3 con số, có lúc khoảng 57-58 ca/ngày trên toàn quốc.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Thay đổi tiêu chí đánh giá dịch COVID-19, không chú trọng số ca mắc - 1

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn. (Ảnh: TP). 

"Nhờ việc thử nghiệm các thuốc chống virus đường uống tại nhà, nhờ vắc-xin, chúng ta đã giảm được ca trở nặng và giảm tử vong. Đến hết tháng này, cơ bản chúng ta đạt tiêu chí về vắc-xin cho 70% người trên 18 tuổi, kể cả đối tượng trên 65 tuổi", Thứ trưởng nhấn mạnh.

Vì thế, theo Thứ trưởng, hiện nay xu hướng là không coi trọng con số mắc trên 100.000 dân/tuần, mà khuyến khích người dân tự phát hiện nếu mắc thì báo cơ quan y tế để được quản lý, khi có triệu chứng thì vào viện. Thay vì đó, các địa phương sẽ tập trung đánh giá tỷ lệ bệnh nhân nặng, nhập viện, tử vong nhiều hơn - thay đổi tiêu chí đánh giá dịch bệnh tại địa phương. 

Thứ trưởng cũng đề nghị các địa phương khi đánh giá cấp độ dịch theo cấp tỉnh, huyện, xã… thì càng chia nhỏ đánh giá theo 4 cấp độ càng nhỏ càng tốt, một khu phố, một cụm dân cư, có biện pháp ngăn chặn kiểm soát nhỏ, gọn nhưng hiệu quả. Đảm bảo y tế đến được với người dân khi nhiễm tại nhà, tại cơ sở. Để làm được điều này cần nhiều nỗ lực trong cung ứng thuốc, đặc biệt là gói C.

Hiện nay có 3 trụ cột cần tập trung là cách ly, xét nghiệm và thu dung điều trị (tại tuyến cơ sở, tầng 2, tầng 3). Quan trọng nhất là sử dụng thuốc kháng virus đường uống để tăng cường mức kiểm soát dịch tại cộng đồng, hạn chế giảm tình trạng bệnh nặng lên tầng trên.

Đã có hơn 1,1 triệu ca mắc, với hơn 24.000 ca tử vong

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, đến nay Việt Nam đã có hơn 1,1 triệu ca mắc, với hơn 24.000 ca tử vong. Hiện còn hơn 78.000 bệnh nhân đang điều trị, trong số này có khoảng 4.000 ca nặng phải thở oxy, thở máy, tỷ lệ còn khá cao. Tỷ lệ tử vong trên số ca mắc là 2,1% tương đương so với thế giới. Tử vong chủ yếu tập trung ở đợt 4, trong khi 3 đợt đầu chỉ có 35 ca tử vong trong tổng số gần 3.500 ca mắc (chỉ khoảng 1%).

Theo thống kê, tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 18 tuổi chiếm 0,3%, người trên 65 tuổi là 47,5%. Trong đó, tử vong chủ yếu tại TPHCM (gần 73%), Bình Dương (gần 11%), Đồng Nai (khoảng 3%), Long An (2,4%), Tiền Giang (2%)…

"Tình hình thế giới còn diễn biến phức tạp, có thể xuất hiện làn sóng mới với biến chủng mới. Các nhà chuyên môn, nhà khoa học nhận định Việt Nam phải hết sức cảnh giác, một đợt dịch thứ 5 luôn rình rập, vì thế chúng ta không được lơ là, phải sẵn sàng ứng phó đợt dịch thứ 5", TS Khuê nói.

Bộ Y tế nhận định số ca mắc cộng đồng đang có xu hướng gia tăng ở nhiều địa phương trên cả nước. Lý do là mầm bệnh đã tồn tại trong cộng đồng, nhiều ca bệnh không có triệu chứng, không rõ nguồn lây và có liên quan đến người trở về từ vùng dịch. Các ổ dịch tập trung tại các địa bàn tập trung dân cư, lây nhiễm thứ phát ngoài cộng đồng, nhất là tại các địa phương có mật độ dân cư cao, giao thương, đi lại lớn.

Vì thế, trong thời gian tới, có thể sẽ tiếp tục ghi nhận nhiều chuỗi lây nhiễm và tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, nhất là trong điều kiện thời tiết chuyển biến thuận lợi cho sự phát triển, lây lan của virus.