Trung Hoa là quốc gia có lịch sử vua chúa lừng lẫy. Các bộ phim ngày nay khai thác lại yếu tố lịch sử năm xưa vẫn chưa bao giờ có dấu hiệu ngừng hot. Có nhiều bộ phim bám sát lịch sử tới từng chi tiết nhỏ trên váy áo, phụ kiện trang sức hàm chứa ý nghĩa sâu sắc nhận được lời ngợi khen và thu hút lượng xem chót vót.
Lịch sử Trung Quốc ghi nhận, thời nhà Đường nổi tiếng với những bộ xiêm y lộng lẫy nhưng sang tới thời nhà Thanh lại nổi tiếng vì những loại trang sức tinh xảo hiếm có. Họ cho rằng, trang sức thể hiện sự cao quý của bản thân và cũng khiến mình trở nên nổi bật hơn trong chốn hậu cung ba nghìn giai lệ.
Thực tế, cho dù ở thời kì nào thì trang sức, đá quý cũng như thể vật chứng "biết nói". Thậm chí nó còn phân tầng giai cấp các thứ bậc trong cung cấm.
1. Chiếc nhẫn vàng quan trọng
Thời phong kiến, việc đến kỳ kinh là chuyện hết sức riêng tư và ngại ngùng với phụ nữ. Trong quy định của hoàng cung, phi tần giai đoạn này không được phép hầu hạ nhà vua. Nếu có bất kì ai vi phạm ảnh hưởng đến vận mệnh quốc gia có thể bị tội chém đầu. Song không phải phi tần nào cũng có thể thông báo trực tiếp đến hoàng đế, do đó, cung tần mỹ nữ xưa thường phải thông báo ngầm qua 1 cách khác.
Mỗi triều đại khác nhau các nữ nhân trong cung sẽ có cách ẩn ý, tế nhị khác nhau để ngầm báo. Trong đó, phi tần đeo nhẫn vàng trên tay hoặc treo đèn lồng đỏ trước cửa là 2 cách được sử dụng nhiều nhất.
Tùy thuộc vào địa vị và thời đại mà mỗi cung tần mỹ nữ sẽ lựa chọn chiếc nhẫn được trạm trổ như thế nào.
Đeo nhẫn vàng trên tay là phương pháp thường được áp dụng vào thời nhà Đường. Việc đeo nhẫn vàng giống như truyền đi thông điệp phi tần không thể "sủng hạnh" và hầu hạ hoàng đế. Khi nhìn chiếc nhẫn này, hoàng đế sẽ hiểu và hỏi han sức khỏe phi tần. Ở 1 số thời đại, phi tần còn buộc một sợi chỉ đỏ vào tay.
2. Trâm cài tóc
Khán giả truyền hình không còn lạ với món đồ trang sức quen thuộc này nữa. Đối với những người ở thời cổ đại, việc cài trâm mang ý nghĩa một cô gái đã chính thức trở thành "hoa có chủ". Ở thời nhà Thanh, trâm cài tóc đã có nhiều hình thức và kiểu dáng hơn, bao gồm cả mặt thẩm mỹ và tính thực dụng.
Trâm cài tóc được làm bằng các chất liệu chủ yếu như: ngọc, phỉ thúy, mã não, vàng, bạc...
Chất liệu làm trâm này cũng phụ thuộc vào thân phận và cấp bậc trong xã hội hay trong gia đình, cung cấm của người phụ nữ. Mặt khác, các chất liệu làm trâm cũng có sự liên quan đến yếu tố thời tiết. Ví dụ vào mùa đông xuân, các cung tâm sẽ dùng trâm vàng, đến mùa lập hạ sẽ đổi sang trâm ngọc.
2. Mũ đội đầu
Cung đình nhà Thanh điểm danh món phụ kiện cài tóc này với độ trạm trổ công phu và lộng lẫy bậc nhất. Theo nhiều thông tin, thời kì đầu, phụ nữ trong cung thường chia đôi tóc và tạo kiểu lệch sang 2 bên với phần tóc búi cao. Tuy nhiên, đến thời vua Đạo Quang, Hiếu Toàn Thành Hoàng Hậu đã đổi mới loại tóc này thành một chiếc mũ lớn gắn trang sức để đội lên đầu.
Những chiếc mũ đội đầu nặng nề mà phụ nữ trong cung nhà Thanh thường dùng được sáng tạo và tái hiện với nhiều kiểu dáng bắt mắt trong các bộ phim.
Chiếc mũ này được tạo ra thành hình lục giác bằng một miếng gỗ dẹt và dây kẽm, sau đó để lên đầu và dùng tóc cố định lại.
Vì loại mũ đội đầu mới chắc chắn hơn, lại có thể gắn được nhiều loại trang sức hơn so với kiểu tóc trước, nên nó được các phi tần ưa chuộng và dần được sử dụng rộng rãi.
3. Lưu tô
Đây là tên gọi của những loại trang sức dạng móc treo dài, có thể dùng để gắn lên búi tóc của các phi tần hoặc đeo trên trang phục.
Trong phim Hoàn Châu Cách Cách, nó là một đoạn dây tua rua màu đỏ, được gắn trên chiếc mũ lớn đội đầu của các phụ nữ trong hậu cung.
Trong Chân Hoàn Truyện, nó lại được làm bằng các chuỗi ngọc trai kết lại với nhau màu sắc rực rỡ.
Món trang sức này được tạo ra với mục đích khi người phụ nữ bước đi, sợi dây cũng nhẹ nhàng đung đưa theo. Nó mang lại cảm giác "yểu điệu thục nữ" - một hình tượng mà các nữ nhân trong xã hội cổ đại đều hướng đến.
4. Móng tay giả
Khi xem những bộ phim cung đình, các loại "nhẫn móng tay" dài được đeo trên tay các vị phi tần mỹ nữ là món thể hiện uy quyền số 1. Người Trung Quốc xưa quan niệm rằng tóc, móng tay là của cha mẹ sinh ra, vì vậy tránh cắt đi mà cứ để chúng mọc dài tự nhiên. Tuy nhiên, không như tóc, móng tay quá dài sẽ dễ gãy hoặc bật móng.
"Hộ giáp" ra đời với mục bảo vệ cho những bộ móng này. Nó được xuất hiện từ thời Chiến quốc.
Về sau, do móng tay dài gây quá nhiều bất tiện trong công việc, nên dần dần, chỉ có tầng lớp quý tộc mới có thể nuôi móng tay dài và dùng hộ giáp.
Đến thời nhà Thanh, các loại hộ giáp đã trở thành món trang sức không thể thiếu của những phi tần trong hậu cung. Không chỉ bảo vệ móng tay, nó còn mang ý nghĩa là một loại dấu hiệu phân cấp địa vị, quyền lực. Cấp bậc càng cao thì chất liệu hộ giáp cũng sẽ càng quý.
Từ Hi Thái hậu là người phụ nữ quyền lực nhất những năm cuối cùng của Thanh triều; hộ giáp của vị mẫu nghi thiên hạ luôn dài, sắc nhọn và chạm trổ tinh tế.