Những ngày gần đây, thời tiết vô cùng oi bức. Tôi có cảm giác chỉ ngồi yên thở, mồ hôi cũng túa ra đầm đìa. Chính vì vậy tiêu chí lựa chọn trang phục mùa hè của tôi là mỏng, gọn, nhẹ, đề cao sự mát mẻ và thoáng khí để chống chọi với cái nắng nóng đỉnh điểm.
Công ty của tôi là một tập đoàn quảng cáo nước ngoài. Thế nên không có quá nhiều quy định về trang phục. Nhân viên phần lớn đều là dân sáng tạo và nghệ thuật nên ăn mặc cũng khá thoải mái, sành điệu. Dạo này tôi chuộng mặc đầm lụa dây hoặc áo trễ vai. Thỉnh thoảng lại phối tank top với chân váy, xinh xắn mà không kém phần năng động.
Trang phục không tay được nhiều chị em yêu mến trong ngày hè nóng bức.
"Vũ khí" hỗ trợ đắc lực cho tôi mặc đẹp những trang phục này là miếng dán ngực. Mùa này mà phải nịt ngực trong những chiếc áo độn mút dày, tôi nghĩ mình sẽ không thở được mất. Miếng dán ngực chắc hẳn phải là sáng chế vĩ đại dành cho phụ nữ, vì sự gọn nhẹ và đa năng của nó.
Tôi xài đủ loại miếng dán từ băng dính, dán nhũ hoa đến miếng dán nhiệt tự thân hay miếng dán nâng ngực,... tuỳ thuộc vào trang phục. Thế nhưng, có nằm mơ tôi cũng không ngờ được, có ngày miếng dán ngực "hại" tôi một vố xấu hổ đến mức muốn độn thổ. Tất cả đều xuất phát từ sự nắng nóng đáng ghét gần đây.
Miếng dán ngực ngày càng trở nên phổ biến, đa dạng mẫu mã. (Ảnh minh họa)
Hôm đó, tôi mặc một chiếc đầm tay ngắn, dáng ôm, kẻ sọc. Vì chất vải và dáng đầm rất dễ làm hằn viền đồ lót, gây mất thẩm mỹ nên tôi quyết định sử dụng miếng dán ngực. Trùng hợp là hôm đó tôi khá bận bịu, phải chạy đi gặp khách hàng, họp riêng để báo cáo tiến độ công việc với sếp. Quãng đường đi đi về về giữa công ty và chỗ hẹn khách quả thật như tra tấn, người tôi ướt đẫm mồ hôi vì hơi nóng của mặt đường phả vào người. Trở về công ty, chưa kịp nghỉ xả hơi tôi đã được sếp gọi vào phòng họp trao đổi.
Với mẫu đầm dáng ôm nhẹ lại còn mỏng manh, miếng dán ngực chính là sự lựa chọn lý tưởng cho ngày nắng gắt. (Ảnh minh họa)
Nếu ai từng xài miếng dán ngực, chắc sẽ biết món "phụ tùng" này và nước là "kẻ thù không đội trời chung". Người tôi thì đang đầm đìa mồ hôi, nên miếng dán có nguy cơ hết keo và trôi tuột khỏi vòng 1. Dù vậy vì quá gấp gáp, tôi không để ý quá nhiều mà vào thẳng phòng gặp sếp.
Không chỉ được hỏi chuyện tiến độ công việc, sếp còn nhờ tôi khiêng cả chồng tài liệu ra khỏi phòng họp. Nhưng hỡi ôi, miếng dán ngực vốn không còn dính được bao nhiêu, lập tức xa rời vòng 1 khi tôi cử động tay chân. Nó trượt khỏi ngực, xuống bụng và đáp thẳng xuống chân tôi. Quá hoảng, tôi rướn chân đè lên và ngồi thụp xuống.
Sau đó tôi mặc kệ sếp và chồng tài liệu, cầm chặt miếng dán ngực trong lòng bàn tay và chạy biến khỏi phòng. Tôi không chắc là sếp có nhìn thấy món phụ kiện của tôi rớt ra hay không, nhưng trải nghiệm hôm đó quả thật thót tim và đáng quên.
Miếng dán ngực khi tiếp xúc với nước và mồ hôi, sẽ không còn khả năng bám dính. (Ảnh minh họa)
Và dạo quanh các trang mạng xã hội, tôi phần nào cũng tìm được những người chị em đồng cảnh ngộ. Có vẻ như trong mùa hè, việc kết thân cùng miếng dán ngực và bị "phản bội" không phải là chuyện của riêng ai.
Miếng dán ngực "không cánh mà bay" chính là tình trạng không của riêng ai
theo độc giả thaole82@...
Sự cố "rớt phụ tùng" có lẽ không quá hiếm gặp, nhất là trong những ngày nắng nóng như hiện tại. Để hạn chế những tình huống khó xử khi rớt miếng dán ngực, chị em nên lưu ý: - Chọn miếng dán ngực phù hợp: Bạn nên chọn miếng dán ngực có kích thước và chất liệu phù hợp với vòng ngực của mình để đảm bảo miếng dán ngực bám chặt và không bị rơi. - Trước khi dán miếng dán ngực, nên làm sạch và lau khô vùng da quanh vòng 1 để đảm bảo miếng dán ngực bám chặt vào da. - Dán miếng dán ngực đúng cách: Để đảm bảo miếng dán ngực bám chặt, bạn nên dán từ phía dưới của vòng ngực, rồi kéo lên để tạo sự nâng đỡ và giữ cho miếng dán ngực bám chặt vào da. - Tránh tiếp xúc với nước và mồ hôi: Nước và mồ hôi có thể làm cho miếng dán ngực bị trượt hoặc bị rơi. Trong trường hợp bạn đang hoạt động ngoài trời, bị đổ mồ hôi hoặc ướt mưa, hãy tìm cách lau khô vùng da quanh ngực, lau bớt nước đọng trên miếng dán trước khi tiếp tục sử dụng. - Thay miếng dán ngực thường xuyên: Để đảm bảo miếng dán ngực luôn bám chặt và không bị rơi, bạn nên thay miếng dán ngực thường xuyên, khoảng từ 4-6 giờ một lần. |