Tạ Khả Dần bỗng chốc nổi tiếng khi sử dụng mạng che mặt khi trình diễn.
Mới đây, cái tên Tạ Khả Dần đang được cư dân mạng Trung Quốc tìm kiếm sau phần thể hiện tại chương trình "Thanh xuân có bạn 2". Cô gái này đã khiến ban giám khảo cùng toàn bộ các thí sinh xôn xao khi có màn gỡ mạng che mặt hé lộ ngoại hình thật.
Tạ Khả Dần chọn mặc quần baggy cạp cao màu trắng phối cùng với áo croptop hai dây và đi giày thể thao. Đặc biệt là việc kết hợp thêm mặt nạ khiến cô tạo được vẻ bí ẩn, nét quyến rũ rất riêng. Chính vì vậy, chỉ sau một đêm cô gái sinh năm 1997 trở nên nổi tiếng giữa một dàn thí sinh đông đảo của cuộc thi.
Cô khiến cả khán đài xôn xao khi hé lộ gương mặt thật.
Trước đó, "thần tiên muội muội" Cáp Ni Khắc Tư cũng đã từng gây sốt khi tháo bỏ tấm mặt nạ che mặt trong chương trình "Quốc phong mỹ thiếu niên". Vì theo đuổi phong cách truyền thống nên Cáp Ni Khắc Tư trang điểm, làm tóc theo kiểu cổ trang.
Thiết kế mặt nạ của cô cũng nhẹ nhàng hơn Tạ Khả Dần. Mặc dù là hai hình tượng khác nhau nhưng cả Cáp Ni Khắc Tư và Tạ Khả Dần đều thành công trong việc sử dụng phụ kiện nhằm tạo ấn tượng với người xem.
Cáp Ni Khắc Tư được mệnh danh là "thần tiên muội muội" sau khi gỡ mạng che mặt hé lộ ngoại hình.
Bí mật đằng sau tấm mạng che mặt
Việc phụ nữ sử dụng mạng che mặt không phải là điều hiếm gặp nhưng ở mỗi nền văn hóa và trong mỗi trường hợp nó lại mang ý nghĩa khác nhau.
- Người phụ nữ giữ nửa khuôn mặt là đẹp nhất: Đầu tiên, điều này rất dễ gặp trong các bộ phim cổ trang Trung Quốc. Nhưng tấm mạng che mặt thường làm bằng voan, ren hoặc có một số thì được nối với nhau bằng những dây cườm. Tấm mạng che mặt này đem đến cảm giác bí ẩn, giúp sự xuất hiện của nhân vật trở nên ấn tương hơn. Hơn nữa có một số nhân vật có nguồn gốc là người ở khu vực Tân Cương, chủ yếu theo đạo Hồi nên mạng che mặt là điều không thể thiếu.
Mỹ nhân cổ trang Trung Quốc thường xuất hiện với gương mặt mang mạng che.
- Mạng che mặt mang ý nghĩa tôn giáo của phụ nữ theo đạo Hồi: Không phải vô cớ khi phụ nữ Hồi giáo thường xuyên che kín khuôn mặt. Đạo Hồi cho rằng, phụ nữ che mặt thể hiện sự tôn trọng gia đình, dòng họ, che mặt là để bảo vệ phẩm giá và tiết hạnh. Có rất nhiều kiểu mạng che mặt như burqa (che kín người chỉ để lộ phần vải thưa ở mắt), niqab (cũng tương tự như burqa nhưng được phép để lộ mắt), hijab (chỉ che phần đầu và cổ, chừa lại gương mặt),...
Mạng che mặt của phụ nữ theo đạo Hồi mang ý nghĩa tôn giáo.
- Mạng che mặt cô dâu mang ý nghĩa tâm linh hơn là thứ phụ kiện thời trang: Mạng che mặt của cô dâu trong ngày cưới không đơn giản chỉ là phụ kiện đeo thêm cho đẹp mà con tương trưng cho sự thuần khiết, trong trắng. Trong một số nền văn hóa, tấm mạng che mặt của cô dâu còn giúp xua đuổi quỷ dữ vì tạo ra ảo giác như lửa, thứ khiến linh hồn xấu phải sợ hãi.
Mạng che mặt cô dâu cũng mang những ý nghĩa tâm linh.