Mê đi giày cao gót, chị em U30 cần lưu ý để tránh gây bệnh đau nhức xương khớp

Ai cũng biết giày cao gót là nguyên do chính gây đau nhức xương khớp. Tuy nhiên với một món đồ thời trang thời thượng như vậy, chúng ta không thể bỏ qua được mà cần áp dụng những tips hay sau.

Giày cao gót là món thời trang kinh điển của chị em phụ nữ. Theo dòng lịch sử từ 3500 trước Công Nguyên, giày cao gót giờ đây được biến tấu theo nhiều kiểu dáng khác nhau hiện diện trên đường phố cho tới các sàn diễn thời trang đình đám. Đôi giày sở hữu hình dáng đặc biệt này không chỉ có giá trị thực tế mà còn toát lên nét đẹp sang trọng và quý phái.

Đẹp và công dụng là thế, trái lại muốn chinh phục được món đồ thời thượng này, phái đẹp cũng phải hi sinh sức khoẻ bội phần. Thực tế nghiên cứu cho thấy, nếu di chuyển bằng giày cao gót trong thời gian dài có thể gây nên các bệnh lý như: cong vẹo cột sống, biến dạng ngón chân, đau nhức xương khớp, tổn thương đầu gối,... Tuy nhiên, với một món đồ "bảo bối" của thời trang & làm đẹp như vậy, chị em không thể loại bỏ nó ra khỏi kệ giày được. Thay vào đó, chúng ta có thể chinh phục được món đồ này với những mẹo hay ho.

Mê đi giày cao gót, chị em U30 cần lưu ý để tránh gây bệnh đau nhức xương khớp - 1

Hình ảnh mô phỏng tác động của giày cao gót lên xương khớp.

Khởi động chân trước khi mang giày

Đặc biệt là chị em chốn công sở ngoài 30 hay dồn bản thân vào thế khó khi sáng nào cũng vội vàng xỏ chân luôn vào giày mà bỏ qua bước khởi động. Việc đi giày cao gót đồng nghĩa rằng bạn đang bắt toàn bộ phần chân của bạn tiêu hao năng lượng tương tự như việc mình đi tập gym vậy. Do đó, chỉ cần bỏ 1-2 phút để xoa bóp gan bàn chân, ngón chân và bắp chân trước khi đi giày là vô cùng cần thiết. 

Mê đi giày cao gót, chị em U30 cần lưu ý để tránh gây bệnh đau nhức xương khớp - 3

Hoạt động này giúp thúc đẩy lưu thông mạch máu, hỗ trợ các bó cơ hoạt động tốt hơn và hạn chế cho phái đẹp tình trạng phù chân (xuống máu) khi phải đứng trên giày cao lâu.

Chọn giày thông minh tránh tổn thương đầu gối, đau nhức khớp

Bạn biết không, giày gót càng nhọn và càng cao thì càng khó đi. Việc khó di chuyển đồng nghĩa rằng bạn đang gây áp lực lên đôi chân, đặc biệt là đầu gối. Đôi giày cao gót nhọn buộc phải phải dồn trọng lực về phía trước nhiều, người bị đổ hơn khiến đầu gối về lâu dài sẽ giảm dần khả năng bôi trơn và bị sưng viêm, đau nhức. Biết được điều đó, chúng ta ít nhiều nên tránh những đôi "cà kheo" gót nhọn ra và bắt thân với những đôi đế xuồng, đế vuông hay gót nhọn kitten heels 5cm để di chuyển.

Mê đi giày cao gót, chị em U30 cần lưu ý để tránh gây bệnh đau nhức xương khớp - 4

Khi mới tập đi, kitten heels là sự lựa chọn đầu tiên.

Mê đi giày cao gót, chị em U30 cần lưu ý để tránh gây bệnh đau nhức xương khớp - 5

Sandal đế vuông khi đã đi quen chân nàng. Rồi dần nàng có thể thử sang dạng giày bịt mũi đế vuông hay boot cao cổ.

Mê đi giày cao gót, chị em U30 cần lưu ý để tránh gây bệnh đau nhức xương khớp - 6

Skill lên cao hơn nữa, bạn có thể chọn các loại sandals đế xuồng cao hoặc sneakers đế xuồng cũng là lựa chọn hợp lý.

Mê đi giày cao gót, chị em U30 cần lưu ý để tránh gây bệnh đau nhức xương khớp - 7

Khi quen rồi, nàng ngoài 30 có thể ngự trị trên đôi pumps cao hơn.

Cách đặt chân khi đi giày chống sưng phồng ngón chân

Nhiều nàng bị đau chân khi mang giày là do thiết kế phần gót chân cao hơn mũi giày nên nếu mũi chân chúi xuống trước thì toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn lên mũi chân và đi hay đứng lâu mũi chân sẽ có hiện tượng dồn máu, có thể gây sưng phồng các đầu ngón chân. Cách đi giày cao gót không đau chân chính là nhẹ nhàng đặt gót chân xuống trước để giảm bớt trọng lượng lên mũi chân, hạn chế đau chân.

Mê đi giày cao gót, chị em U30 cần lưu ý để tránh gây bệnh đau nhức xương khớp - 8

Thứ tự các phần sẽ chạm xuống đất là gót, gan bàn chân, bàn chân và sau đó mới đến mũi chân.

Bước từng bước nhỏ chống bong gân mắt cá

Tập đi giày cao gót cũng giống như những đứa trẻ lần đầu tập đi nên chắc chắn sẽ có chút gượng gạo không quen. Nàng nên bước đi nhẹ nhàng và khoảng cách giữa các bước chân nên ngắn, không quá dài. Bước đi ngắn giúp nàng vững vàng và đồng thời tránh tình trạng đau chân khi phải thường xuyên di chuyển bằng giày cao gót. Bước chân nhỏ nhưng chắc chắn và chậm giúp nàng điều chỉnh tư thế đi dễ dàng, đồng thời còn tạo hình ảnh nữ tính và uyển chuyển đối với người xung quanh.

Mê đi giày cao gót, chị em U30 cần lưu ý để tránh gây bệnh đau nhức xương khớp - 10

Hơn nữa, bước đi chắc chắn hạn chế tình trạng bị trẹo chân gây bong gân mắt cá.

Tư thế đi chống cong vẹo cột sống

Giữ lưng và đầu gối thẳng, cằm song song mặt đất, đôi tay đánh theo chuyển động của chân. Vai và lưng cố gắng thả lỏng hoàn toàn để cột sống không bị lệch khi chúng ta di chuyển. Ngoài ra, tư thế đứng đúng khi mang giày cao gót là đứng trên gót của một chân, và chân còn lại thì để ở trạng thái thả lỏng. Nếu cảm thấy mỏi, chúng ta có thể đổi chân. Đừng gồng mình đứng trên cả hai chân vì sẽ làm bạn nhanh mỏi và chân bị đau nhức.

Mê đi giày cao gót, chị em U30 cần lưu ý để tránh gây bệnh đau nhức xương khớp - 12

Tư thế đi này sẽ giảm nguy cơ đau lưng khi bạn mang giày cao gót.

Đừng tiếc tiền cho một đôi giày chất lượng

Bạn biết không, cùng một chiếc giày với hình dáng giống nhau, nhưng đôi giày được mua từ thương hiệu uy tín, lúc nào cũng có chất lượng tốt hơn. Phần da giày mềm, thân thiện với da chân hay chiếc gót và độ phân bố lực của đôi chân cũng sẽ chắc chắn hơn. Hơn nữa, đôi giày xịn cũng sẽ có tuổi thọ dài hơn đấy.

Mê đi giày cao gót, chị em U30 cần lưu ý để tránh gây bệnh đau nhức xương khớp - 14

Bạn đừng ngại đầu tư cho bản thân và sức khỏe một đôi giày chất lượng. Chia ra cho số năm sử dụng, nó sẽ rẻ hơn đôi ít tiền nhưng chỉ đi được 1-2 năm.

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!
3/5
Mẹ 2 con Emily diện váy xuyên thấu khoe vòng một căng tròn ăn đứt thuở còn son
Anh Vũ (Phụ Nữ Việt Nam)