Thương hiệu Hermès bất ngờ kiện 1 nghệ sĩ vì tội bán túi xách theo kiểu ''trí trá"

Và trong lần kiện tụng này, Hermès đã có động thái vô cùng gắt gao.

NFT (Non-fungible token - tài sản không thể thay thế) là một loại tài sản số hiện diện trên một chuỗi số, được dùng để ghi lại quyền sở hữu một tài sản như tác phẩm nghệ thuật/đồ sưu tầm. Khái niệm này đang ngày một phổ biến và ''lấn sân'' sang ngành công nghiệp thời trang nhưng vô hình trung dẫn tới một số hệ luỵ phức tạp. 

Mới đây, thương hiệu cao cấp Hermès đã đâm đơn kiện nghệ sĩ Mason Rothschild khi tạo ra 100 mẫu túi Birkin dạng NFT, gọi anh là "một nhà đầu cơ kỹ thuật số đang 'ham hố' làm giàu".

Hermès khá gay gắt khi đâm đơn kiện lên Tòa án Quận phía Nam của New York, cho rằng Mason đang "chiếm đoạt thương hiệu Metabirkins để sử dụng trong việc tạo dựng, tiếp thị, buôn bán và tạo điều kiện cho việc trao đổi tài sản kỹ thuật số". Cụ thể, BST túi xách mang tên MetaBirkins của nam nghệ sĩ có hình dáng tương tự các sáng tạo của Hermès, một trong số đó từng được bán với giá 956 triệu đồng.

Thương hiệu Hermès bất ngờ kiện 1 nghệ sĩ vì tội bán túi xách theo kiểu trí trá - Ảnh 2.

BST MetaBirkins

Thương hiệu Hermès bất ngờ kiện 1 nghệ sĩ vì tội bán túi xách theo kiểu trí trá - Ảnh 3.

Các mẫu túi xách kỹ thuật số này bị cáo buộc là sản phẩm của hành vi đánh cắp chất xám, lợi dụng danh tiếng của Hermès để trục lợi

Đứng trước những cáo buộc trên, nam nghệ sĩ phản kháng gay gắt. Anh cho biết: "Tôi không sản xuất túi xách giả. Tôi sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật... Tu chính án 1 Hiến pháp Mỹ cho tôi quyền sản xuất và bán tác phẩm nghệ thuật mô phỏng túi xách của Hermès cơ mà!". NFT của anh hiện vẫn được chào bán trên nền tảng Rarible.

Tuy nhiên ngay sau khi phía Hermès đâm đơn kiện, các sản phẩm của Mason lập tức bị gỡ khỏi các nền tảng kỹ thuật số. 

Thương hiệu Hermès bất ngờ kiện 1 nghệ sĩ vì tội bán túi xách theo kiểu trí trá - Ảnh 4.

Dẫu vậy, nam nghệ sĩ vẫn ''cứng đầu'' quảng bá những chiếc túi trên website của mình

Hermès là thương hiệu ''có duyên'' với những phi vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ như vậy. Năm 2014, thương hiệu nước Pháp từng bị nhãn hàng có tên Playnomore trắng trợn đạo nhái mẫu thiết kế và bán với giá rẻ. Không chỉ vậy, Playnomore còn ngang nhiên treo slogan "Fake For Fun" (tạm dịch: Nhái cho vui).

Ảnh: Internet

https://ahadep.com/thuong-hieu-hermes-bat-ngo-kien-1-nghe-si-vi-toi-ban-tui-xach-theo-kieu-tri-tra-20220121151105653.chn