Nhiều năm đổ mồ hôi và nước mắt của vận động viên (VĐV) chỉ gói gọn trong vài ngày ở Làng Olympic - nơi ở của các VĐV trong suốt thời gian diễn ra Thế vận hội.
Ngôi làng trải rộng khắp thành phố đăng cai và có không gian đa văn hóa cho các VĐV khám phá và trải nghiệm. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra sự lạm dụng quyền tự do trong khuôn khổ làng.
Cáo buộc lạm dụng, tấn công tình dục tại làng Olympic
Đã có nhiều trường hợp, hành vi sai trái và lạm dụng tình dục diễn ra tại Thế vận hội. Trong cuộc phỏng vấn, VĐV Olympic mùa đông Kate Hensen đề cập rằng "Mọi người đều ngủ lang thang trong làng Olympic".
Nhìn vào các kỳ Thế vận hội năm 2016-2020, một vài lần cá nhân đặt câu hỏi về sự an toàn của các VĐV và nhân viên. Hai vụ việc liên quan đến tấn công tình dục ở Rio bao gồm một vận động viên và một nhân viên trong Làng. Tại Thế vận hội Tokyo, trước lễ khai mạc, một người đàn ông bị bắt và bị tình nghi đã cưỡng hiếp người phụ nữ tại Sân vận động Olympic, cả hai đều là nhân viên bán thời gian tại sân vận động.
Thêm đó, một đấu sĩ của Đội tuyển Mỹ bị cấm vào làng Olympic do có nhiều cáo buộc tấn công tình dục trước Thế vận hội.
Ana Carolina Vieira - kình ngư 22 tuổi, người Brazil - chụp ảnh tại Pháp.
Hành vi sai trái và lạm dụng này vượt ra ngoài ranh giới làng. Nó xảy ra trong đấu trường, sân vận động, phòng thay đồ, trung tâm y tế, phòng ăn, xe buýt và tàu hỏa. Vấn đề không chỉ là mối quan hệ giữa huấn luyện viên (HLV) và VĐV, có thể là giữa VĐV, VĐV - khán giả…
Ana Carolina Vieira - VĐV bơi lội người Brazil - bị đuổi khỏi Paris 2024 vì lẻn ra khỏi làng Olympic cùng bạn trai là VĐV bơi đồng hương Gabriel Santos. Sau khi bị loại ở nội dung bơi tiếp sức tự do 4x100 m, cô được cho đã lăng mạ đoàn lãnh đạo và bị yêu cầu trục xuất khỏi Olympic.
Kình ngư 22 tuổi nói mình vô tội và đệ đơn khiếu nại liên đoàn về hành vi quấy rối. Cô khẳng định việc quấy rối diễn ra trong đội bơi nhưng không được giải quyết.
Cách đây một tuần, các đội tuyển Olympic 2024 được thông báo về vụ tấn công tình dục xảy ra với một phụ nữ Australia ở Paris.
Theo cảnh sát Pháp, họ đang điều tra vụ du khách này bị năm người đàn ông tấn công tình dục.
Trưởng đoàn thể thao Australia, Anna Meares, khuyến cáo các thành viên trong đoàn nên cẩn thận khi ra khỏi làng VĐV. Meares cho hay các thành viên trong đoàn đã được thông báo đầy đủ về các biện pháp phòng ngừa an ninh và an toàn.
Đối với các báo cáo về bạo lực và quấy rối tình, phía nhà tổ chức có đường dây nóng dành cho các nạn nhân nữ. Họ cung cấp 300.000 bao cao su miễn phí trong làng, nhằm tạo ra môi trường an toàn và thoải mái cho các VĐV. Ngoài ra, nước chủ nhà đã tạo ra và lắp đặt những chiếc giường làm bằng bìa cứng, còn gọi là giường "chống sex”.
Lo ngại tình dục hóa trang phục thể thao của VĐV
Hồi tháng 4, Citius Mag, trang web chuyên đưa tin về điền kinh, đã tung ra hình ảnh đầu tiên về bộ đồng phục của Nike dành cho nam và nữ của đội tuyển điền kinh Mỹ tại Olympic Paris.
Đồng phục cho đội tuyển bơi Mỹ nhận chỉ trích, gây lo ngại về nạn tình dục hóa trong thể thao.
Trang phục dành cho nam là áo ba lỗ và quần short dài. Đối với phụ nữ, bộ đồ là áo liền quần có đường bikini cắt cao, khiến người nhìn đỏ mặt.
Khán giả cho rằng Nike đã làm điều đáng xấu hổ với phụ nữ. Phía Nike phải lên tiếng rằng họ muốn đưa ra nhiều sự lựa chọn đáp ứng mong muốn của các VĐV, đảm bảo sự thoải mái và hiệu suất.
Các VĐV nữ từng đấu tranh chống lại các quy định về trang phục trong các kỳ Olympic, hạn chế vấn nạn quấy rối tình dục.
Tháng 7/2021, đội bóng ném bãi biển nữ của Na Uy quyết định mặc quần short thay vì bikini trong trận đấu. Họ bị phạt 150 euro (177 USD) cho mỗi cầu thủ vì hành động này. Mặt khác, nam giới được phép mặc quần short miễn là quần dài hơn đầu gối 4 inch và không quá rộng.
Kỳ Olympic Tokyo 2020, đội thể dục dụng cụ nữ Đức mặc đồ bó dài đến mắt cá chân thay vì đồ liền thân cắt bikini, mà họ cho là quá hở hang. "Chúng tôi muốn cho mọi người thấy rằng phụ nữ đều có thể tự quyết định mặc gì" - thành viên đội Elisabeth Seitz chia sẻ trên CNN.
Đội tuyển thể dục dụng cụ Đức diện trang phục chống lạm dụng tình dục ở Olympic Tokyo.
Cuộc khảo sát tại Tổ chức thể thao ở New Zealand cho thấy thiết kế trang phục thể thao “có thể góp phần làm gia tăng sự lo lắng của các VĐV nữ, đặc biệt là về hình ảnh cơ thể”.
Đại học Victoria ở Australia đã khảo sát 727 nữ sinh để tìm hiểu niềm tin của họ về đồng phục thể thao. 65% không muốn mặc váy trong các môn thể thao ở trường.
Các chuyên gia cho biết một trong những lý do khác khiến nhiều phụ nữ từ bỏ thể thao chuyên nghiệp là vì các VĐV nữ thường bị chú ý đến trang phục và vóc dáng hơn là khả năng và thành tích của họ.
Cấm cảnh quay “tình dục hóa” VĐV nữ
Theo The Guardian, dịch vụ Phát sóng Olympic (OBS) kêu gọi các nhà quay phim quay các VĐV nam và nữ theo cùng một cách, tránh "khuôn mẫu và phân biệt giới tính" xâm nhập vào nội dung đưa tin.
Olympic Paris là kỳ Thế vận hội đầu tiên trong lịch sử 128 năm đạt được sự bình đẳng giới ở các VĐV, đồng thời thể thao nữ cũng được phát sóng nhiều hơn vào giờ vàng để giúp nâng cao uy tín.
Yiannis Exarchos - Người đứng đầu OBS cho biết ông đã cập nhật hướng dẫn cho các nhà quay phim, phần lớn là nam giới. OBS chịu trách nhiệm đưa tin về Olymic trên truyền hình.
Nhà vô địch Olympic Laurie Hernandez của đội tuyển Mỹ thi đấu tại Thế vận hội Olympic Rio 2016.
“Thật không may, trong một số sự kiện, họ (phụ nữ - PV) vẫn bị quay phim theo cách mà bạn có thể nhận thấy định kiến và phân biệt giới tính tồn tại. Một số người quay phim định hình các VĐV nam và nữ theo cách khác nhau. Các VĐV nữ không ở đó vì họ hấp dẫn hơn hay gợi cảm hơn. Họ ở đó vì họ là những VĐV ưu tú” - giám đốc điều hành OBS nói.
Ông chỉ ra vấn đề tồn đọng do "thành kiến vô thức", khi người quay phim và biên tập viên truyền hình có xu hướng chiếu nhiều cảnh quay cận cảnh phụ nữ hơn nam giới.
Một số thay đổi về lịch trình đã được ban tổ chức Olympic Paris thực hiện để thúc đẩy thể thao dành cho nữ giới. Marathon nữ sẽ là sự kiện cuối của Olympic thay vì nam giới.