Xuất hiện tin nhắn kêu cứu bí ẩn trên tem mác quần áo của thương hiệu Shein: Dân tình bàn tán, nhãn hàng phản hồi ra sao?

Loạt chi tiết bất thường trên tem mác của một thương hiệu Shein đang khiến dân tình xôn xao.

Shein đang là tên tuổi tạo ra sự khác biệt trong thị trường thời trang nhanh. Năm 2020, hãng đã thu về 10 tỷ USD doanh thu cả năm, tăng 250% so với cùng kỳ năm trước đó. Trong khi những hãng khác cố gắng “nhái lại” các xu hướng thời trang, Shein được xây dựng để tận dụng sức hút của mạng xã hội. Nhờ chiến lược kinh doanh mới lạ, thương hiệu này dần vượt mặt các nhãn hàng đi trước.

Nhưng sự phát triển nhanh chóng của Shein đã để lại nhiều câu hỏi. Một trong số đó chính là vấn đề sử dụng nhân công cũng như tính an toàn trong môi trường lao động ở đây. Vừa qua, mạng xã hội xôn xao trước thông tin hàng loạt tem mác sản phẩm được cho là từ Shein, có in trên đó thông điệp kêu cứu bí ẩn.

Xuất hiện tin nhắn kêu cứu bí ẩn trên tem mác quần áo của thương hiệu Shein: Dân tình bàn tán, nhãn hàng phản hồi ra sao? - Ảnh 1.

"Tôi bị đau răng", "Cứu tôi"... là hai trong số những dòng chữ được cho là xuất hiện trên tem mác của Shein

Một số TikToker đã đăng tải video thu thập hình ảnh về nhãn mác,bao bì được cho là từ thương hiệu thời trang này, đồng thời thể hiện mối quan ngại về tình hình sức khoẻ của các công nhân. Một số người dùng TikTok chỉ ra hình ảnh tấm bìa carton với dòng chữ: "Help me, plz" (tạm dịch: Làm ơn cứu tôi!), hay những tín hiệu kêu cứu như "Help me" và "SOS! SOS! SOS" nguệch ngoạc, dấy lên những lo ngại về tình trạng bất ổn của người viết.

Xuất hiện tin nhắn kêu cứu bí ẩn trên tem mác quần áo của thương hiệu Shein: Dân tình bàn tán, nhãn hàng phản hồi ra sao? - Ảnh 2.

Hình ảnh một tem mác xuất hiện dòng "Need your help" (Tạm dịch: Tôi cần sự giúp đỡ của bạn) trong phần hướng dẫn cách bảo quản trang phục, cũng được lan truyền trên mạng xã hội

Một TikToker có tên @nohroe15 đã kêu gọi tẩy chay nhãn hàng này, cũng như kêu gọi bài xích một loạt đế chế thời trang nhanh khác. Chính điều này đã tạo nên cơn sóng tẩy chay "fast fashion" trên nền tảng TikTok.

"Tôi không nghĩ rằng mọi người hiểu về năng lực thực sự mà Shein đang sản xuất và họ đã sản xuất nhiều hơn các nhãn hiệu thời trang nhanh khác ra sao", Tài khoản @bmekween nói. Sử dụng dữ liệu từ Business of Fashion, cô nhận thấy Shein sản xuất khối lượng quần áo mới nhiều gấp 20 lần so với Boohoo - một nhãn hiệu thời trang nhanh khác. Để sản xuất lượng quần áo lớn tới vậy, công nhân phải làm việc không ngừng nghỉ.

Môi trường làm việc của công nhân tại Shein

Đứng trước loạt cáo buộc, Shein cho rằng những video này "chứa thông tin sai lệch và gây hiểu nhầm" về thương hiệu. "Chúng tôi muốn làm rõ rằng chúng tôi rất coi trọng các vấn đề của chuỗi cung ứng. Quy tắc ứng xử chúng tôi nghiêm cấm các nhà cung cấp sử dụng trẻ em hay lao động cưỡng bức, và chúng tôi không tha thứ cho việc không tuân thủ quy định này", người đại diện thương hiệu cho biết.

Shein cho hay, rất nhiều tem mác trong các bức ảnh cáo buộc tới từ nhãn hiệu khác. Đơn cử, nội dung "Help me, plz" là từ một gói hàng ở Philippines vào năm 2015 và đã được đăng trên YouTube vào thời điểm đó. Còn thông điệp "Need your help" đơn giản chỉ là một phần trong đoạn hướng dẫn cách giặt quần áo.

Xuất hiện tin nhắn kêu cứu bí ẩn trên tem mác quần áo của thương hiệu Shein: Dân tình bàn tán, nhãn hàng phản hồi ra sao? - Ảnh 4.

Thương hiệu đưa ra phản hồi...

Xuất hiện tin nhắn kêu cứu bí ẩn trên tem mác quần áo của thương hiệu Shein: Dân tình bàn tán, nhãn hàng phản hồi ra sao? - Ảnh 5.

... và người tiêu dùng vẫn tiếp tục trông thấy những tem mác thế này

Mặc dù Shein đã phủ nhận hàng loạt những lùm xùm xung quanh thông điệp kêu cứu trên, nhưng thực trạng về bóc lột sức lao động, điều kiện làm việc thấp, vấn đề thu nhập... vẫn khiến người ta phải đặt câu hỏi xung quanh thương hiệu này. 

Một cuộc điều tra của Sixth Tone cho thấy, Shein đã chọn biện pháp lạm dụng sức lao động công nhân để đảm bảo tốc độ sản xuất nhanh cùng chi phí thấp hơn so với đối thủ. Nhiều nhà cung ứng sản xuất của hãng chuyển đơn hàng xuống các xưởng may nhỏ hơn nằm tại các khu nhà chật hẹp, nhằm giảm chi phí thuê mặt bằng cũng tận dụng nhân công giá rẻ. Điều tồi tệ là những nơi này không tuân thủ theo các quy định lao động của Trung Quốc, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. 

Nhiều cơ sở kinh doanh không có hợp đồng chính thức với Shein, dẫn tới việc hãng không thể đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Chưa kể, nhân công sẽ phải di chuyển hàng chục cây số và chỉ được nghỉ ngắn. Hàng loạt những mập mờ xung quanh cách vận hành của thương hiệu, đã biến Shein trở thành cái tên thị phi trong làng thời trang nhanh.

Nguồn: Green Matters, World Of Buzz, Sixth Tone

https://ahadep.com/xuat-hien-tin-nhan-keu-cuu-bi-an-tren-tem-mac-quan-ao-cua-thuong-hieu-shein-dan-tinh-ban-tan-nhan-hang-phan-hoi-ra-sao-20220612142531956.chn