1. Làm quá cảm xúc để thu hút sự chú ý
Bạn có bao giờ sử dụng tâm trạng của mình để kiểm soát phản ứng của chồng? Ví dụ: Bạn đã bao giờ trả lời cộc lốc với chồng kiểu: “Ok”; hoặc “Không, em không quan tâm”. Hay như việc bạn sử dụng những từ ngữ “anh luôn thế này”, “anh luôn thế khác” khi nói về các hành vi tội lỗi. Hoặc chúng ta hung hăng, hoặc chúng ta khóc lóc, hoặc chúng ta sử dụng chiến tranh lạnh, hoặc phóng đại sự thất vọng… là những cách mà phụ nữ đã vô tình thao túng chồng mình.
Tỏ ra thành thật trong sự thất vọng hoặc tỏ ra buồn bã khi bạn cảm thấy là nguyên nhân khiến cho người chồng cảm thấy anh ấy không được tôn trọng. Không ai bắt bạn phải kìm nén cảm xúc nhưng cách bạn sử dụng lời nói như thế nào lại vô cùng quan trọng. Các cụ xưa vẫn thường nói “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”, có nghĩa là chúng ta vẫn có thể nói ra được những lời nói mang lại ích lợi cho hôn nhân nếu chúng ta biết “uốn lưỡi”.
Chị em phụ nữ cần phải ý thức được ranh giới của việc mình đang nói gì để giúp cho hôn nhân hay đang nói để kiểm soát hôn nhân – điều này rất quan trọng.
2. Chế nhạo chồng
Bạn có chọc giận chồng không? Bạn trêu tức anh ấy để gây chú ý hay để kiểm tra phản ứng của chồng? Bạn có cằn nhằn chồng khi anh ấy bước vào cửa vì đã không giúp đỡ đủ việc nhà cho bạn? Một lời chế nhạo được xem là một kiểu trêu tức, nó làm tổn thương hoặc khiêu khích ai đó. Có lẽ chúng ta không bao giờ công khai thừa nhận rằng mình đã chế nhạo chồng mình, nhưng bạn hãy cứ thử nghĩ lại những bình luận mà đã đưa ra trong vài ngày qua thì sẽ thấy ra được cái lỗi khá nhạy cảm này.
3. Đóng vai mẹ của chồng
Trong nhiều cuộc hôn nhân, người vợ thường hành xử với chồng theo cách mình giống như mẹ của anh ấy và nghĩ rằng đó là điều tốt nhất. Cách ứng xử này đã rút cạn tất cả sự độc lập và niềm vui của chồng.
Nếu bạn thường xuyên nói với chồng kiểu: “cái này là tốt nhất cho anh”, “tốt nhất là anh không nên làm” hoặc tự kết án chồng kiểu “anh chẳng ra làm sao”, “anh chậm chạp thế”…thì có khả năng bạn đang đóng vai trò là mẹ chứ không phải là vai trò của 'vợ'. Cách nói đó có xu hướng làm cho người đàn ông cảm thấy họ càng ngày càng không cần thiết trong vai trò là người bảo vệ của bạn.
4. Đè nén uy lực làm cha của chồng
Đây là lỗi khá phổ biến trong hôn nhân. Làm suy yếu chồng bạn, đặc biệt là làm suy yếu hình ảnh một người cha là điều vô cùng nguy hiểm. Bạn thường vô tình thể hiện cho các con của mình biết rằng, bố của chúng là người không có năng lực và không nên được tôn trọng.
Bạn phủ nhận quyết định của anh ấy trước mặt con. Điều này không chỉ vô tình dạy cho con bạn thiếu tôn trọng chồng bạn mà nó còn mang đến sự bất hòa và xung đột trong gia đình bạn.
Bằng cách giảm giá trị lời nói hoặc ý kiến của chồng, bạn đưa ra một thông điệp rằng: Chúng tôi (bạn và các con của bạn) đang ở cùng một đội. Chúng tôi cần anh để cho chúng tôi yên. Tôi sẽ không thể nuôi dạy được con cái nếu anh cứ can thiệp vào...
5. Tán tỉnh đàn ông khác
Bạn bí mật hoặc công khai tán tỉnh người đàn ông khác. Điều này sẽ khiến chồng bạn cảm thấy thua kém và xấu hổ. Khi chúng ta kết hôn thì “vợ” và “chồng” trở thành “kẻ” duy nhất của nhau. Nói về những người đàn ông khác hoặc bóng gió về sự hấp dẫn của những người đàn ông khác là thể hiện sự coi thường và thiếu tôn trọng bạn đời. Một người vợ ứng xử theo cách này sẽ tạo ra sự bất an trong trái tim chồng mình.
6. Tránh né các vấn đề
Giữ mối tức giận và ghim lại những sai trái của chồng trong đầu thay vì bày tỏ hoặc nói ra những gì đang diễn ra trong tâm trí bạn. Điều này có thể sẽ dẫn đến cay đắng và oán giận ở cả hai đầu. Nếu bạn tiếp tục giữ sự cay đắng trong lòng, bạn sẽ không ngừng đưa ra những tranh cãi. Nó khiến chồng bạn cảm thấy như thể mối quan hệ vợ chồng của bạn không bao giờ có thể trở nên tốt đẹp được.
7. Ghen tị với những cuộc hôn nhân khác
Khi chúng ta thể hiện sự bất mãn trong cuộc sống, các ông chồng ngay lập tức cảm thấy cần phải “sửa chữa, sửa chữa, sửa chữa” cho đến khi anh ấy cảm thấy mình không thể làm gì hơn và anh ấy chỉ muốn từ bỏ. Chúng ta càng lãng phí thời gian và năng lượng khi đi so sánh với những cuộc hôn nhân khác hoặc so sánh chồng mình với chồng người ta. Sai lầm của các bà vợ là đã nói về chồng rằng: giá như anh là anh ta, giá như anh làm nghề này mà không phải nghề kia… Bằng cách nói như vậy, các bà vợ đã bỏ lỡ những điều kỳ diệu vốn sẵn có nơi chồng mình.
8. Phủ nhận đức tin của chồng
Trong những trường hợp tranh cãi về niềm tin, bạn thường đưa ra những câu hỏi tò mò và cho rằng chồng bạn đã có những niềm tin sai lầm. Điều này khiến chồng bạn cảm thấy như thể anh ấy đã làm gì đó sai. Thực ra thì cách tốt nhất là bạn hãy cầu nguyện cho anh ấy chứ không nên tranh cãi với chồng về niềm tin hay tín ngưỡng của chồng. Trong trường hợp cần thiết phải có sự tác động thì bạn nên tìm đến người thứ 3 – một người đủ sự tin cậy với chồng bạn để giúp hai người vượt qua các vấn đề tín ngưỡng mà bạn gặp phải.