Ngày bố mẹ còn sống, chồng tôi rủ em trai góp tiền xây nhà cho ông bà nhưng vợ chồng em ấy không đồng ý vì không có tiền. Chồng tôi không chấp nhận cảnh bản thân sống trong nhà đẹp mà bố mẹ lại ở nhà lụp xụp.
Cuối cùng chồng tôi quyết định bỏ ra toàn bộ tiền xây nhà cho bố mẹ hưởng tuổi già. Những năm cuối đời của ông bà cũng chỉ có vợ chồng tôi chăm sóc, còn chú út ở xa không phụng dưỡng được ngày nào. Thậm chí các em nghĩ vợ chồng tôi có tiền bỏ ra lo cho bố mẹ nên chẳng bao giờ biếu ông bà được đồng nào. Tiền ăn uống và đi bệnh viện của bố mẹ cũng là do vợ chồng tôi bỏ ra hết.
Nhiều lúc tôi rất khó chịu phàn nàn với chồng:
“Cùng là con, vậy mà anh lo cho bố mẹ từ A đến Z còn chú út lúc nào cũng chỉ chăm chút cho gia đình chẳng quan tâm đến bố mẹ”.
Chồng tôi bênh em chằm chặp:
“Nhà em trai khó khăn, mình có điều kiện hơn thì cố tí để em ấy đỡ khổ. Anh em trong nhà đi đâu mà thiệt thòi”.
Cảm động trước sự tận tình chăm sóc của con trưởng, trước lúc mất, bố chồng quyết định sang tên nhà cho vợ chồng tôi. Tôi nghĩ đó cũng là trái ngọt mà chúng tôi đáng được hưởng vì những cố gắng trong những năm qua.
Những năm cuối đời của ông bà cũng chỉ có vợ chồng tôi chăm sóc, còn chú út ở xa không phụng dưỡng được ngày nào. (Ảnh minh họa)
Sau khi bố mẹ mất cả, chúng tôi nghỉ hưu và quay về ngôi nhà của ông bà sống để lo thờ cúng. Còn ngôi nhà mà chúng tôi từng sống để cho vợ chồng con gái.
6 năm nay, chúng tôi sống rất thuận lợi trong ngôi nhà của bố mẹ. Vậy mà hôm vừa rồi giỗ tổ thì xảy ra chuyện ngoài ý muốn. Có 1 người em họ hỏi:
“Anh là trưởng tộc đứng ra lo giỗ tổ và trông coi từ đường rất đúng nhưng vợ chồng anh không có cháu trai, sau này ai sẽ đảm nhận việc này. Tính em hay lo xa, cứ hỏi trước đi để cho anh chị lên kế hoạch sớm”.
Chồng tôi bảo bản thân sống còn lâu, chưa chết đâu mà mọi người đã phải cuống cả lên. Người em họ chưa chịu bỏ cuộc:
“Ai biết trước được tương lai, có thể hôm nay khỏe mạnh mai mất là chuyện thường tình. Theo luật thừa kế, ngôi nhà mà anh đang ở sau này sẽ thuộc về con gái. Nhưng theo truyền thống của dòng họ ta thì chỉ có con trai mới ở trong họ, còn con gái về nhà chồng. Bọn em sợ sau khi anh chị mất, vợ chồng con rể không thích ở ngôi nhà đó nữa thì sẽ bán. Như thế mỗi khi mọi người muốn về thờ cúng tổ tiên thì lấy chỗ nào để ngồi uống chén nước?”.
Lời nói quá thẳng thắn của người em họ làm chồng tôi im lặng, không nói được câu nào nữa.
Mấy đêm vừa rồi, chồng trằn trọc suy nghĩ gì đó ngủ không ngon giấc. (Ảnh minh họa)
Lời chồng nói là tôi sửng sốt:
“Anh bị sao vậy? Nhà của mình đã sang tên cho con gái và con rể rồi, còn mỗi ngôi nhà này để ở nữa mà cho luôn thì chúng ta sẽ đi về đâu?”.
Anh bảo:
“Những lời người em họ nói rất đúng, chẳng ai biết được ngày mai như thế nào. Ngôi nhà này là đất của tổ tiên không thể thuộc về tay vợ chồng con gái được, anh phải sang tên sớm cho con trai cả của em trai. Để vợ chồng mình được sống bình yên đến cuối đời thì sổ đỏ làm xong sẽ do chúng ta giữ. Khi nào chúng ta mất cả thì cháu trai mới được toàn quyền quyết định mảnh đất này”.
Tôi không đồng tình với quan điểm của chồng, 2 vợ chồng vất vả kiếm tiền cả đời, vậy mà về già lại trắng tay chẳng có 1 tấc đất ư. Tôi khuyên chồng chỉ cần căn dặn con gái là nhà này không được bán, là nơi thờ cúng bố mẹ tổ tiên là được. Việc gì phải mang hết tài sản cho người khác.
Nhưng chồng vẫn lo sợ khi bố mẹ mất cả, đến lúc con gái gặp khó khăn hay nghe lời con rể lại muốn bán đất lấy tiền. Hiện tại, vợ chồng tôi đang cãi nhau rất căng thẳng, không ai chịu ai, theo mọi người chúng tôi phải làm sao đây?