Vợ chồng sống với nhau lâu ngày khó tránh khỏi những lúc bất đồng, cãi vã. Những lúc như vậy, cả hai nên bình tĩnh lại để nói chuyện tử tế với nhau, dù thế nào đi chăng nữa cũng không nên bỏ nhà ra đi nếu không mâu thuẫn không những không được giải quyết mà còn có thể leo thang. Dẫu biết là vậy nhưng một số cặp vợ chồng vẫn không kiểm soát được cảm xúc mà bỏ nhà đi khi cãi nhau.
Cách đây vài ngày, một người phụ nữ ở Trung Quốc đã mang chăn gối ra đường ngủ sau khi cãi nhau với chồng. Theo đó, người phụ nữ này là con một trong nhà nên trước khi kết hôn, cô đã bàn bạc với chồng về việc phụng dưỡng bố mẹ vợ và anh đồng ý. Sau khi kết hôn, người chồng cũng giữ lời hứa, hàng tháng cứ đến ngày là anh lại gửi tiền sinh hoạt về cho bố mẹ vợ đang ở quê. Tuy nhiên, một lần người chồng không gửi tiền về cho bố mẹ vợ đúng ngày mà hai vợ chồng xảy ra cãi vã.
Khi đó, người chồng có giải thích với vợ rằng tháng này con đi nhà trẻ nên số tiền đó để đóng học phí cho con, tháng sau hẵng gửi tiền sinh hoạt phí về cho bố mẹ và mong vợ thông cảm cho mình. Tuy nhiên người vợ hoàn toàn không cảm thông cho những khó khăn, áp lực chồng đang gánh chịu, cô cho rằng chồng đang chối bỏ trách nhiệm, không muốn cùng mình phụng dưỡng bố mẹ nữa.
Người vợ ôm chăn gối ra đường nằm ngủ sau khi cãi nhau với chồng.
Sau khi cãi nhau, thừa lúc chồng không để ý, người vợ đã xách theo chai bia và mang chăn gối ra đường nằm. Lúc đó cô cảm thấy mình đã lấy nhầm người, càng nghĩ càng buồn nên mượn bia giải sầu. Khi uống hết chai bia, cô lăn ra chăn ngủ thiếp đi dù đang ở ngoài đường.
Qua nửa đêm, thấy vợ chưa về nên người chồng rất lo lắng, gọi điện cũng không thấy bắt máy. Lo sợ vợ gặp chuyện gì không may nên anh đã lái xe máy đi tìm. Sau gần 2 tiếng tìm kiếm, cuối cùng người chồng cũng thấy vợ mình nằm bên vệ đường.
Người chồng bước tới đánh thức vợ dậy, khuyên vợ cùng mình về nhà. “Ngoài trời lạnh lắm, em về nhà ngủ đi. Hôm sau anh sẽ đi vay tiền họ hàng rồi gửi về cho bố mẹ em”, người chồng nói. Thế nhưng cô vợ nhất quyết không chịu, khẳng khái nói: “Tôi thà ngủ ngoài đường còn hơn là về nhà với anh”.
Dù chồng đến thuyết phục đi về cô vẫn không chịu theo anh về nhà.
Biết vợ vẫn đang giận nên người chồng kiên nhẫn dỗ dành, hỏi vợ mình phải làm thế nào thì cô mới chịu về nhà. “Bây giờ anh phải tìm cách kiếm ra tiền gửi về cho bố mẹ em ngay, gửi rồi em mới bằng lòng theo anh về nhà, nếu không thì không cần bàn nữa”, cô nói.
Người đàn ông giải thích với vợ rằng đã quá muộn, họ hàng và bạn bè đã nghỉ ngơi nên anh rất ngại làm phiền người khác, sau khi trời sáng anh sẽ thực hiện lời hứa, vay mượn họ hàng và bạn bè để gửi về cho bố mẹ cô. Nói hết nước hết cái mà vợ vẫn ương bướng, bất lực, người chồng liền đề nghị ly hôn.
Khi nghe chồng thốt ra 2 từ này, người vợ im lặng không nói gì. Về phía người chồng, anh ta chạy xe máy về nhà luôn, mặc kệ vợ nằm một mình bên vệ đường.
Có lòng hiếu thảo là tốt, con cái dù chưa kết hôn hay đã lập gia đình đều phải có lòng hiếu thảo, báo đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của bố mẹ. Về điểm này, người phụ nữ trên thật đáng khen.
Tuy nhiên, lẽ ra cô không nên chọn cách bỏ nhà đi rồi nằm bên vệ đường như vậy sau khi cãi nhau với chồng. Việc này sẽ khiến người chồng lo lắng, thậm chí là xấu hổ với người xung quanh. Nếu sáng sớm hàng xóm thấy cô nằm một mình bên vỉa hè, mọi người có thể sẽ cho rằng cô bị chồng đuổi ra khỏi nhà, có những lời lẽ không hay thế nào về chồng cô?
Gửi về phụng dưỡng bố mẹ là đúng, nhưng cô cũng cần bàn bạc với chồng. Cho dù thương lượng không thành và xảy ra cãi vã, cô cũng nên ở nhà, cố gắng bình tĩnh lại trước khi tiếp tục thảo luận, thuyết phục chồng về vấn đề này.
Vợ chồng nhớ 5 nguyên tắc “vàng” này khi cãi nhau, càng cãi tình càng sâu - Nếu cãi nhau vì những chuyện vặt vãnh, hãy học cách mỉm cười khi bạn cảm thấy cơn giận của mình đã gần như biến mất. Mỉm cười là cách thể hiện thiện chí tốt nhất trong lúc này, chắc rằng nửa kia khi thấy bạn cười cũng không chấp nhận với bạn vì chuyện nhỏ nhặt kia đâu. - Đừng bỏ ngỏ vấn đề khi cãi nhau, hãy đợi cả hai bình tĩnh lại rồi cùng nhau ngồi nói chuyện, phân tích vấn đề cho nửa kia hiểu, từ đó tìm ra tiếng nói chung. - Nếu hai vợ chồng đều không muốn là người “xuống nước” trước, nhưng không muốn chiến tranh lạnh kéo dài, hãy tìm người trung gian và làm cầu nối để làm giảm bớt xung đột. - Dùng một số hành động nhỏ như chủ động làm giúp phần việc của nửa kia, mua quà tặng,… để thay cho lời xin lỗi. - Tuyệt đối không đe dọa nhau bằng ly hôn. |