Vợ chồng tôi yêu nhau từ năm cuối đại học, kỷ niệm ra trường bằng cái que thử 2 vạch. Không còn cách nào đành xin bố mẹ đôi bên cho cưới gấp. Đã vậy tôi còn "vỡ kế hoạch", sinh liền tù tì 3 năm 2 đứa. Vậy là bằng đại học phải cất gọn trong tủ, để lao vào sữa bỉm chăm con.
Chồng tôi làm nhân viên kinh doanh, lương ăn theo doanh số, tháng này bù tháng kia trung bình thu nhập khoảng 15 triệu/tháng. Trong khi đó nhà cửa đi thuê, thành thử kinh tế cũng eo hẹp.
Nhận lương, mỗi tháng chồng đưa tôi chục triệu, số còn lại anh giữ đổ xăng xe, cà phê bạn bè. Thú thực, cuộc sống thành thị, thuê nhà, nuôi 2 con nhỏ nên tôi chi tiêu phải tằn tiện, chắt bóp lắm mới đủ. Sợ nhất là cảnh con ốm đau, tiền kiếm bao nhiêu cũng không lại.
Cuộc sống thành thị, thuê nhà, nuôi 2 con nhỏ nên tôi chi tiêu phải tằn tiện, chắt bóp lắm mới đủ.';123455 (Ảnh minh họa).
Chán ở chỗ chồng tôi sống vô tâm, anh vin vào cớ trụ cột kinh tế, chẳng bao giờ để ý tới việc nhà việc cửa, con cái. Có lần 2 đứa nhỏ ốm nằm viện cả tuần, chỉ có mình tôi chăm ngày chăm đêm, riêng anh thi thoảng vào thăm con đá đưa như khách, chuyển cho vợ vài ba đồng để trả tiền thuốc là coi như xong trách nhiệm. Vợ mà nói, anh lập tức cằn nhằn lại:
"Tôi đi làm nuôi 3 cái tàu há mồm còn chưa đủ mệt hay sao, cô còn muốn thế nào nữa?".
Đã vậy anh còn ngày càng cục cằn, tính toán với vợ. Trước đây anh luôn chủ động đưa tiền chi tiêu cho vợ một cách vui vẻ. Giờ nhận lương, anh bơ đi. Thậm chí vợ hỏi, anh còn quát:
"Chữ tiền nó dính vào miệng cô hay sao mà hễ thấy cô mở miệng ra là lại nhắc tiền thế? Hơn nữa, cô chỉ ở nhà ăn chơi với chăm 2 đứa con, liệu mà chi tiêu cho tiết kiệm. Đừng có động tí lại đòi thêm tiền chồng".
Chồng tôi coi chục triệu đưa vợ mỗi tháng là to lắm, thành ra lúc nào cũng nghi vợ chi tiêu phung phí. Trong khi thực tế từ ngày có con, có khi cả năm tôi chẳng dám mua bộ quần áo mới, phấn son thì tuyệt đối nói không. Buồn rằng tôi có nói thế nào anh cũng không chịu nghe. Sau chán quá, tôi chẳng buồn giải thích.
2 tháng nay nắng nóng, tiền điện đội lên gần như gấp đôi nhưng chồng không chịu đưa thêm, tôi lại đành co kéo bớt khoản này, véo khoản kia bù nhau. Tới tối đó, đi làm về, thấy mâm cơm vợ nấu chỉ có 3 tấm đậu luộc, 2 quả trứng hấp với bát canh rau, chồng tôi cau mặt, đập tay xuống bàn, chỉ thẳng tay mặt vợ:
"Tiền tôi đưa mỗi tháng cả chục triệu mà cô nấu nướng cho chồng ăn uống đạm bạc thế kia à? Có phải cô giấu tiền cho nhà đẻ cô rồi hay lại mua sắm linh tinh hết rồi hả?".
Thái độ của chồng khiến tôi ức chế, quyết định phản kháng. (Ảnh minh họa)
Thái độ của chồng khiến tôi uất ức tới đỏ mặt. Như mọi khi tôi nhịn cho nhà cửa yên ổn, song bữa tối đó giống như tức nước vỡ bờ, không thể chịu đựng thói ngang ngược, ích kỷ của anh thêm, tôi lớn giọng hỏi lại:
"Anh tưởng 10 triệu của anh đưa vợ là to lắm hả? Anh vẫn tự hào giỏi tính toán, vậy sao anh không thử ngồi tính xem, mỗi tháng phải chi bao nhiêu tiền vào bỉm sữa, thuốc men cho con, rồi tiền điện nước, tiền nhà? Đó là còn chưa kể cứ vài ngày anh lại về lấy dăm ba trăm, có khi 1 triệu, bảo vay vài hôm nữa trả. Nhưng anh đã trả được em lần nào chưa?
Với lại anh nhìn lịch tháng đi, xem anh nhận lương bao nhiêu lâu rồi vẫn chưa đưa cho vợ. Để có bữa tối đạm bạc này tôi phải chạy vạy ngược xuôi đó. Anh không ăn nổi thì nhịn cũng được.
Còn nếu anh vẫn nghĩ tôi ở nhà chăm con, làm nội trợ là sung sướng thì từ ngày mai đổi vị trí cho tôi. Thực sự tôi cũng ngán cảnh ngồi nhà chầu chực tiêu tiền chồng để anh xúc phạm, coi thường lắm rồi”.
Nói xong, tôi thản nhiên cầm bát lên ăn, mặc chồng đứng nhìn, mặt ngắn lại. Sau biết vợ căng thẳng, anh xuống tone giọng:
"Tại anh bận nên quên đưa tiền cho vợ. Thôi thì từ mai anh sẽ chuyển cho vợ mỗi tháng 13 triệu để lo chợ búa. Anh chỉ giữ lại 2 triệu tiêu riêng. Vợ đừng giận nữa, tháng sau bán được nhiều hàng hơn anh sẽ đưa vợ nhiều hơn".
Từ đấy chồng tôi mới chịu thay đổi.