Hạnh phúc bên nhau gần 30 năm, chồng hỏi 1 câu nhưng nghe vợ trả lời anh cạn lời

Tình cảm vợ chồng luôn tốt đẹp, nhưng gần đây hai người lại xảy ra mâu thuẫn, thậm chí người chồng còn nói: “Tôi muốn nhảy lầu cùng cô ấy”. 

Tiền bạc đóng vai trò rất quan trọng trong hôn nhân, cũng vì vấn đề này mà không ít cặp vợ chồng đã xảy ra mâu thuẫn, thậm chí đổ vỡ hôn nhân. 

Cô Thẩm và chú Vương (sống ở Trung Quốc) đến với nhau khi từng trải qua một cuộc hôn nhân đổ vỡ, đến nay họ đã kết hôn được 27 năm. Tình cảm vợ chồng luôn tốt đẹp, nhưng gần đây hai người lại xảy ra mâu thuẫn, thậm chí chú Vương còn nói: “Tôi muốn nhảy lầu cùng cô ấy”. 

Hóa ra chú Vương luôn tin tưởng vợ, làm được bao nhiêu đưa hết cho vợ lo chi tiêu trong nhà, cất giữ. Mấy ngày trước, chú Vương hỏi vợ bây giờ họ đã có tuổi và sắp đến tuổi nghỉ hưu, gia đình có bao nhiêu tiền tiết kiệm, có đủ cho hai người dưỡng già không. Nào ngờ, cô Thẩm lại nói rằng hai vợ chồng chẳng có đồng tiết kiệm nào cả khiến chú Vương nổi điên nên mới đòi nhảy lầu. 

“Gần 30 năm qua ngày nào tôi cũng làm việc quần quật từ sáng đến tối, thu nhập trung bình hàng năm khoảng 30.000 tệ (gần 100 triệu), và vợ cũng kinh doanh buôn bán nhỏ. Đến bây giờ nếu chưa tiết kiệm được 1 triệu tệ (khoảng 3,3 tỷ đồng) thì ít nhất cũng phải có 700.000 tệ (khoảng 2,3 tỷ đồng) chứ? Tôi tin tưởng đưa hết lương cho vợ quản lý, nào ngờ lại nhận được kết quả này đây”, chú Vương tức tối nói.

Hạnh phúc bên nhau gần 30 năm, chồng hỏi 1 câu nhưng nghe vợ trả lời anh cạn lời - 1

Chú Vương rất bức xúc vì gần 30 năm qua vợ không tiết kiệm được đồng nào. 

Về vấn đề này, cô Thẩm nói rằng khi hai người kết hôn, gia đình chú Vương rất nghèo. Cô vốn không thích chú, nhưng nghĩ chú cũng là người hiền lành, thật thà nên mới đồng ý kết hôn. 

Chú Vương tuy làm việc rất chăm chỉ nhưng thu nhập không cao. Đến nay mỗi tháng chú cũng chỉ kiếm được khoảng 3.000 tệ (khoảng 10 triệu đồng). Ngoài ra, vài năm trước chú còn mắc một căn bệnh nghiêm trọng và tiêu tốn rất nhiều tiền. Từ đó đến nay chú phải uống thuốc hàng ngày nên tiền tiết kiệm đã cạn kiệt. Còn cô chỉ bán rau, bán đậu phụ, buôn bán nho nhỏ nên không lời lãi được bao nhiêu, số tiền đó chỉ đủ tiêu vặt thôi. 

Tuy vợ giải thích hết nước hết cái nhưng chú Vương không tin, một mực cho rằng vợ lén gửi tiền về cho chồng cũ và con gái riêng. “Tôi bệnh nặng, uống thuốc hàng ngày nhưng tiền thuốc thang làm gì tốn nhiều như thế? Cô ấy không tiết kiệm được đồng nào chắc chắn là lén gửi về cho chồng cũ và con gái riêng”, chú Vương khẳng định chắc nịch.

Nghe những lời này từ chồng, cô Thẩm đau lòng rơi nước mắt. Cô cho biết, cô từng trải qua một cuộc hôn nhân đổ vỡ và có một đứa con gái với chồng cũ. Nhưng từ sau khi ly hôn, cô hiếm khi gặp con gái và gửi tiền chu cấp cho chồng cũ để tránh chồng nghi ngờ, nảy sinh hiểu nhầm không đáng có. “Sau ngần ấy năm chung sống, tôi cố gắng hết sức vì gia đình, nhưng không ngờ chồng lại nghi ngờ, không tin tưởng tôi”, cô Thẩm đau lòng bật khóc. 

Hạnh phúc bên nhau gần 30 năm, chồng hỏi 1 câu nhưng nghe vợ trả lời anh cạn lời - 3

Nghe những lời chồng nói, cô Thẩm đau lòng bật khóc. 

Cô ấy không trực tiếp đưa cho chồng cũ thì đưa cho bố mẹ đẻ, vì anh ta thường xuyên đến nhà bố mẹ cô ấy. Chắc chắn cô ấy gửi tiền, sắm sửa cho chồng cũ thông qua bố mẹ, chứ không lý nào suốt bao năm qua không tiết kiệm được đồng nào”, chú Vương nói. 

Về vấn đề này, cô Thẩm giải thích rằng vì cô buôn bán nhỏ, thỉnh thoảng bố cô cũng đến giúp nên cô có gửi ít đồ cho bố. Tuy nhiên, chỉ dịp lễ Tết cô mới biếu bố mẹ được ít quà, thỉnh thoảng có rau củ thừa, bán bị ế cô mới đưa cho bố mang về nhà. 

Năm nay thu nhập của cô không tốt, cô cũng muốn tiết kiệm một khoản để dưỡng già nhưng ngày nào chồng cũng phải uống thuốc, hai người làm gì, đi đến đâu đều cần đến tiền nên cô không thể tiết kiệm được. Nhưng nói thế nào ông Vương vẫn không thể chấp nhận lời giải thích của vợ. 

Cuối cùng nhờ sự phân tích, khuyên nhủ của người hòa giải, hai vợ chồng mới hóa giải được mâu thuẫn. 

Hạnh phúc bên nhau gần 30 năm, chồng hỏi 1 câu nhưng nghe vợ trả lời anh cạn lời - 4

Dưới sự phân tích của người hòa giải, cuối cùng mâu thuẫn giữa hai vợ chồng cũng được tháo gỡ. 

Trong gần 30 năm, hai vợ chồng không tiết kiệm được đồng nào. Nghe có vẻ khó tin nhưng vẫn có những gia đình thực sự như vậy, vì họ không biết tiết kiệm hoặc vì họ có quá nhiều khoản cần phải chi, số tiền chi còn cao hơn số tiền kiếm được. 

Tuy nhiên dù tiết kiệm nhiều hay ít, các khoản chi tiêu trong nhà thế nào thì hai vợ chồng nên cùng nhau bàn bạc, chia sẻ với nhau. Nếu đàn ông không bao giờ hỏi về các vấn đề tài chính, phụ nữ không bao giờ nói về các khoản chi tiêu với chồng thì sau một thời gian, nếu chủ đề này đột nhiên được đưa ra, nó sẽ gây ra xung đột và có thể rất nghiêm trọng.

Vì vậy hai vợ chồng nên giao tiếp với nhau nhiều hơn, chia sẻ và bàn bạc với nhau nhiều hơn. Chỉ như vậy hai vợ chồng mới có thể hiểu nhau hơn, từ đó mới có thể cùng nhau đối mặt với những vấn đề tương lai, giảm thiểu mâu thuẫn không đáng có. 

5 bí quyết để tiền bạc không chi phối hạnh phúc gia đình

Như đã nói ở trên, một trong những nguyên nhân gây “chiến tranh” giữa vợ và chồng chính là tiền bạc. Câu hỏi lớn đặt ra ở đây là “phải làm thế nào để tiền bạc không chi phối hạnh phúc gia đình?”. Câu trả lời là hai vợ chồng cần phải nắm vững được 5 bí quyết dưới đây:

- Công khai các vấn đề tiền bạc cá nhân trước khi kết hôn, từ tiền tiết kiệm của bạn trước cưới, thu nhập hàng tháng, các khoản nợ nần, mỗi tháng chu cấp cho bố mẹ bao nhiêu,... Tất cả đều phải công khai rõ ràng với nhau để tạo sự tin tưởng giữa hai vợ chồng.

- Quy tiền bạc về một mối để cùng nhau lo toan, gánh vác tài chính gia đình. Khi đó, bạn sẽ hạch toán được tổng thu nhập của hai vợ chồng là bao nhiêu, mỗi tháng cần chi bao nhiêu, tiết kiệm được bao nhiêu,...

- Vợ chồng phải thống nhất các quan điểm về tiền bạc, chẳng hạn trong nhà ai là “tay hòm chìa khóa”, hay trước khi chi tiêu cái gì hai vợ chồng cũng nên bàn bạc, thống nhất với nhau,... Như vậy sẽ tránh được sự nghi kỵ, hạch sách lẫn nhau. 

- Ngoài đóng góp tiền bạc vào ngân sách chung của gia đình, vợ chồng cần phải có một ít tiền riêng để trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày. 

- Đừng nói tiền “của tôi”, hãy nói và nghĩ tiền “của chúng ta”, không nên so sánh thu nhập giữa vợ và chồng.

Mẹ đẻ lên trông cháu bỗng nhiên thông báo có bầu, tôi ngã ngửa khi biết tác giả bào thai