Khoe mẽ với hàng xóm có 2 tỷ tiết kiệm, phản ứng của các con khiến tôi hối hận

Vợ chồng em trai chưa có xe, mỗi lần về quê ngoại phải thuê xe hoặc dùng xe khách cũng bất tiện. Tôi rất muốn bán cho em chiếc xe đó nhưng em trả giá quá thấp so với người ngoài trả làm tôi khó xử.

Ngay từ nhỏ tôi đã rất thương Tuấn – em trai của tôi. Bố tôi thường xuyên đi công tác, mỗi lần về đều mua cho chúng tôi một gói bánh hay bộ đồ chơi nào đó. Lần nào tôi cũng chia em nhiều bánh hơn, còn đồ chơi nếu em trai thích tôi nhường luôn.

Khi tôi đi làm, tháng nào em trai cũng được bố mẹ cho tiền nhưng vẫn hỏi xin tôi 1 hay 2 triệu để tiêu xài. Thương Tuấn nên tôi không bao giờ từ chối bất kỳ yêu cầu nào của em.

Ngày em trai chuẩn bị lấy vợ, thu nhập còn thấp, không có tiền lo cho đám cưới. Tuấn định đăng ký kết hôn rồi làm vài mâm rồi mời bạn bè đồng nghiệp đến chung vui, sau đó về quê báo hỉ. Nhưng tôi không đồng ý:

“Đời người cưới có một lần, em làm đơn giản thế thì vợ sẽ buồn và gia đình ngoại chê cười. Anh sẽ quyết định tài trợ tiền xe đưa rước cô dâu, 7 tráp trong lễ đặt trầu, phông bạt, ban nhạc và tiền cỗ cưới cho các em. Còn tiền em thu được để chi tiêu những việc lặt vặt và dành tiết kiệm cho tương lai”.

Nghe tôi nói thế, Tuấn mừng lắm, cảm ơn rối rít và thông báo ngay cho vợ sắp cưới biết chuyện.

Em tôi lấy được cô vợ ngoan, đảm đang, khéo vun vén gia đình. Vì thế cưới nhau được 6 năm đã có đủ tiền mua đất và xây nhà. Ngày Tuấn mừng nhà, tôi cũng cho 100 triệu để hỗ trợ các em.

Lần nào tôi cũng chia em nhiều bánh hơn, còn đồ chơi nếu em trai thích tôi nhường luôn. (Ảnh minh họa)

Lần nào tôi cũng chia em nhiều bánh hơn, còn đồ chơi nếu em trai thích tôi nhường luôn. (Ảnh minh họa)

Từ trước đến nay, tôi cho Tuấn rất nhiều nhưng tôi để ý thấy ngoài lời cảm ơn ra, em ấy không bao giờ biếu anh trai lại một thứ gì. Ngày Tết, tôi lì xì con của Tuấn 1 triệu nhưng em ấy chỉ bỏ ra 50 nghìn.

Thỉnh thoảng qua nhà Tuấn chơi, tôi để ý thấy nhà ngoại của em ấy tháng nào cũng chu cấp vài con gà sống chờ làm thịt. Vậy mà, không bao giờ các em biếu anh trai lấy một con.

Với kinh tế của gia đình tôi, con gà chẳng có gì là to tát nhưng nếu Tuấn biếu tôi vẫn nhận và chứng tỏ em ấy rất biết ơn về những việc làm của anh trai từ trước đến nay. Đằng này em ấy có gà ngon nhưng không biếu chứng tỏ em chẳng bao giờ ghi nhớ lòng tốt của anh trai.

Dường như với em, việc làm của tôi là nghĩa vụ và trách nhiệm của một người anh trai thì phải. Đôi lúc tôi rất buồn nhưng không dám nói ra sợ anh em mất tình đoàn kết.

Một tháng nay, tôi muốn bán chiếc xe cũ và mua mới. Tôi đăng lên mạng xã hội thì có vài người đến và trả với giá 1 tỷ. Trong lúc tôi đợi người trả giá cao hơn thì em trai qua nói bán cho em ấy với giá 500 triệu.

Trong lúc tôi đợi người trả giá cao hơn thì em trai qua nói bán cho em ấy với giá 500 triệu. (Ảnh minh họa)

Trong lúc tôi đợi người trả giá cao hơn thì em trai qua nói bán cho em ấy với giá 500 triệu. (Ảnh minh họa)

Trong lúc tôi đang bối rối chưa biết phải làm gì thì vợ gợi ý:

“Em thấy anh đối xử với Tuấn rất tốt nhưng em ấy chưa bao giờ biết ơn điều đó. Lần này, anh nên rạch ròi giữa chuyện cho và bán để em ấy thấy được lòng tốt của vợ chồng mình mà ghi nhớ.

Em nghĩ anh nên bán xe đó cho vị khách trả 1 tỷ rồi cho Tuấn 500 triệu để em ấy thích mua xe gì thì mua, bản thân anh vẫn có 500 triệu bỏ túi. Khi Tuấn có xe mới, mỗi khi sử dụng nó, em ấy sẽ nhớ đến anh đã cho khoản tiền lớn mua xe.

Quan trọng nhất là chẳng may anh bán xe cũ cho Tuấn, nếu hỏng hóc gì đó em ấy sẽ qua bắt đền vợ chồng mình. Nếu em ấy mua xe mới thì chúng ta vô can và vẫn được tiếng tốt”.

Lời phân tích của vợ làm đầu óc tôi sáng láng ra, đây là ý tưởng rất hay, tôi phải áp dụng luôn để dạy em trai về lòng biết ơn.

Đêm tân hôn có mùi khó chịu từ phía đầu giường, tôi ngượng đỏ mặt khi nhìn thấy 1 thứ