Đối với nhiều người, nhà là nơi trú ẩn, nhưng vào một số thời điểm nhất định, nó có thể trở thành mắt xích khiến con người bị tổn thương. Khi em gái chồng ly thân và chuyển đến nhà tôi, cuộc sống gia đình yên bình vốn có đã bị xáo trộn. Sự bao dung của mẹ chồng, sự bất lực của chồng và sự bối rối của tôi đan xen vào nhau tạo thành một bức tranh phức tạp về quan hệ gia đình.
Đó là một buổi tối mùa hè, bầu trời chợt tối sầm và mây đen xuất hiện, như báo trước một cơn bão sắp tới. Em gái chồng xuất hiện trước cửa nhà tôi với 2 chiếc vali hành lý, vẻ mặt buồn bã. Cuộc hôn nhân của em đang bên bờ vực, hai đứa nó ly thân và em không còn nơi nào để đi nên tìm về gia đình.
Thấy con gái như vậy, mẹ chồng tôi liền giang rộng vòng tay chào đón em về nhà. Bà nói:
- Con có thể ở lại bao lâu tùy thích.
Cứ như thế, em gái chồng đã ở lại nhà chúng tôi. Thời gian trôi qua, tâm trạng của em ngày càng thất thường, không khí trong nhà cũng dần trở nên căng thẳng, ngột ngạt. Em thường khóc trong đêm khuya, thậm chí còn chẳng thiết tha ăn uống. Mặc dù mẹ chồng tôi đã kiên nhẫn thuyết phục tôi nên bao dung với em, nhưng tôi thấy rõ sự bất lực trên mặt bà.
Khi em gái chồng về nhà, mẹ chồng tôi nói em có thể ở lại bao lâu tùy thích. (Ảnh minh họa)
Còn chồng tôi, anh ấy bắt đầu lo lắng tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng chúng tôi, thậm chí phá hủy sự hòa thuận trong gia đình. Một ngày sau bữa tối, anh nói với tôi:
- Em có thể tìm cơ hội để đưa Mai (em gái chồng) về gặp chồng không? Có lẽ chúng nó có thể hòa giải được. Chứ ly thân lâu coi khéo ly hôn thật mất.
Tôi hiểu sự lo lắng của chồng, nhưng giải quyết việc này đâu dễ dàng như vậy. Tuy nhiên, tôi vẫn cố gắng chuyện trò với em để hiểu suy nghĩ của em. Tôi thấy, dù bề ngoài con bé muốn ly hôn chồng ngay tức khắc nhưng trong thâm tâm vẫn nuôi một tia hy vọng dành cho chồng. Điều em cần không chỉ là một nơi trú ẩn tạm thời mà còn là sự hỗ trợ, giải tỏa về mặt tinh thần.
Ngày tháng trôi qua, không khí trong nhà càng trở nên ngột ngạt hơn. Vợ chồng tôi cãi vã nhiều, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu cũng bằng mặt không bằng lòng, thậm chí có lúc tôi tức đến mức muốn bỏ về nhà mẹ đẻ. Nhưng khi bình tĩnh lại, tôi thấy mình phải tìm cách giải quyết, không thể để tình trạng này kéo dài được.
Tôi cố gắng kéo em gái chồng ra ngoài gặp gỡ bạn bè, đưa con bé đi tham gia một số hoạt động xã hội, mong có thể giúp nó thoát khỏi tình trạng trầm uất này. Đồng thời, tôi cũng bảo chồng tiếp cận em rể tìm hiểu ngọn ngành lý do hai đứa ra nông nỗi này, xem thái độ của nó về cuộc hôn nhân này ra sao.
Rồi một ngày nọ, em gái chồng nói muốn gặp chồng nói chuyện, lòng tôi nhẹ nhõm hơn nhiều. Tôi biết đây là một quyết định quan trọng, và dù kết quả có ra sao thì ít nhất em cũng sẵn sàng đối mặt với vấn đề thay vì trốn tránh nó. Tôi và chồng đi cùng em về, ngồi nghe cuộc trò chuyện giữa hai vợ chồng em. Dù cuối cùng cả hai đã vẫn quyết định ly hôn nhưng em gái chồng lại tỏ ra mạnh mẽ và ôn hòa hơn, bình thản đón nhận việc này.
Tôi cố gắng kéo em gái chồng ra ngoài gặp gỡ bạn bè, mong có thể giúp nó thoát khỏi tình trạng trầm uất khi ly thân. (Ảnh minh họa)
Sau khi làm thủ tục ly hôn, em gái chồng vẫn ở nhà chúng tôi, nhưng cơn bão trong gia đình đã dần lắng xuống. Lúc này em đã nắm lấy tay tôi nói lời cảm ơn:
- Em cảm ơn chị đã bao dung em, bên em khoảng thời gian khó khăn nhất. Em xin lỗi vì những rắc rối đã gây ra trước đó cho chị.
Đúng là em đã khiến gia đình xáo trộn, khiến tôi gặp không ít phiền phức nhưng tôi cũng thầm cảm ơn em vì chính việc này đã dạy tôi nhiều điều trong cuộc sống.
Tôi nhận ra gia đình là một hệ thống phức tạp đòi hỏi sự nỗ lực và duy trì chung của mỗi thành viên. Trong quá trình này, chúng ta có thể gặp phải giông bão, nhưng chỉ cần chúng ta biết cảm thông và bao dung, nắm tay nhau, kết nối với nhau thì sẽ không có khó khăn nào không thể vượt qua.
Trong tương lai, dù có gặp phải giông bão nào đi chăng nữa, tôi cũng sẽ ghi nhớ bài học này và bảo vệ mái ấm của mình bằng tình yêu thương và trí tuệ.