"Gói màu đỏ! Gói màu đỏ!"
Câu nói nổi tiếng của Mao Chủ tịch, Trung Quốc có phụ nữ nắm giữ nửa bầu trời. Nhưng ở Trung Quốc, chính sách một con và truyền thống ưa thích con trai khiến 100 bé gái thì có 117 bé trai được sinh ra. Theo ước tính, điều này có nghĩa là có thể có gần 30 triệu đàn ông Trung Quốc không thể tìm được vợ vào cuối thập kỷ này.
Khi nền kinh tế Trung Quốc phát triển vượt bậc, hôn nhân đã trở thành một thị trường, với những nhu cầu mới của phụ nữ về căn hộ và ô tô.
Đó là ngày trọng đại của Derek Wei: ngày cưới của anh ấy. Anh ấy đến nhà cô dâu từ sáng sớm, cùng với phù rể gõ cửa. Cửa đã bị khóa, như truyền thống yêu cầu. Nghi lễ cưới này, được gọi là chuangmen đã nổi lên trở lại gần đây, cùng với các phong tục truyền thống khác như đòi quà đính hôn, đôi khi được gọi là "giá cô dâu".
"Gói màu đỏ! Gói màu đỏ!" Cô cháu gái của Lucy Wang hét lên, yêu cầu những người đàn ông nhét bao lì xì đầy tiền qua cửa. "Không đủ!" phù dâu chính hét lên, người muốn nhiều tiền hơn trước khi cô ấy lại mở cửa. Những người phụ nữ quanh đó, lớn tiếng về sự keo kiệt của Wei. Đây là giao dịch cuối cùng trong một loạt các giao dịch tài chính đi kèm với đám cưới này - và mọi đám cưới của người Trung Quốc
Đám cưới vật chất đang bùng nổ ở Trung Quốc (Ảnh: thinkchina).
Xiaohua đến từ một ngôi làng miền núi ở Vân Nam đã được cha mẹ gả đến làng Jiangbian vào đầu năm nay. Thay vì được cưới xin đàng hoàng, cô gái này cảm thấy bản thân không khác gì một món hàng bị bán đi. Nhiều người đã đến hỏi cưới Xiaohua nhưng chỉ có một chàng trai tự giới thiệu là doanh nhân đến từ Jiangbian chấp nhận yêu cầu thách cưới của gia đình cô.
Ngày thành hôn không được tổ chức theo đúng phong tục ở quê nhà. Xiaohua được mẹ và một vài người thân tiễn ra bến xe để lên đường đến Jiangbian. Tuy nhiên, khi đến nơi, cô gái 20 tuổi mới nhận ra nhà chồng của cô cũng rất nghèo túng. Họ đã vay mượn rất nhiều tiền để có thể cưới cô về.
"Tôi từng muốn bỏ trốn nhưng vẫn thuyết phục mình ở lại. May mắn mẹ chồng đối xử rất tốt với tôi. Chồng tôi không nói nhiều nhưng cũng khá chu đáo. Sau khi có con, tôi không bao giờ nghĩ đến việc bỏ đi nữa". Các cuộc hôn nhân trao đổi vốn đã xuất hiện sớm trong lịch sử Trung Quốc. Trong xã hội hiện đại, điều này hiếm thấy hơn. Nhưng ở những vùng quê nghèo và hẻo lánh, việc trao đổi họ hàng đã trở thành chiến lược để giúp các thanh niên thoát cảnh cô độc.
"Vay vốn kết hôn".
Mua bán hôn nhân nghĩa là xây dựng quan hệ vợ chồng bằng phương thức trao đổi tiền bạc, của cải. Theo Sohu, có hai hình thức mua bán chính là công khai hoặc giao dịch ngầm. Loại công khai thường có sự tham gia của bên thứ ba là các dịch vụ, người mai mối. Số tiền nhà trai bỏ ra để "mua vợ" so với khoản tiền mà nhà gái nhận được thường chênh lệch nhiều do đã bị bên thứ 3 trích làm tiền giao dịch, hưởng hoa hồng.
Còn đối với giao dịch ngầm, cha mẹ nhà gái thường không chỉ rõ số tiền mua dâu nhưng luôn yêu cầu số lượng hồi môn nhất định. Số tiền này thường cao hơn rất nhiều so với của hồi môn trong những cuộc hôn nhân bình thường. Ở một số vùng nông thôn, nơi phụ nữ ngày một khan hiếm, nhiều gia đình đã hiện thực hóa mong muốn kết hôn bằng việc mua bán.
Tại làng Jiangbian (tỉnh Vân Nam), một số gia đình đã trả hơn 100.000 NDT để mua cô dâu từ Quý Châu, Hồ Bắc. Nhiều thanh niên độc thân thậm chí còn coi việc kiếm đủ tiền để mua vợ là động lực chính trong cuộc sống của mình.
Vài năm trở lại đây, một số ngân hàng ở các vùng nông thôn Trung Quốc bắt đầu mở dịch vụ "vay vốn kết hôn". Một người được vay tối đa 300.000 NDT với lãi suất tối thiểu 4,9%/năm, theo Sohu. Số tiền này được vay với mục đích tổ chức hôn lễ hoặc lo đồ sính lễ mà nhà trai phải trả cho nhà gái. Điều kiện bắt buộc của người vay vốn là phải làm việc trong các tổ chức, cơ quan nhà nước.
Dịch vụ cho vay như vậy hiện tạo ra nhiều cuộc tranh luận. Nhiều người ủng hộ vì cho rằng đây là giải pháp trước mắt để giúp 30 triệu nam giới ở các vùng quê thoát khỏi cảnh ế vợ. Tuy nhiên, số khác phản đối với lý do dịch vụ vay vốn này không giải quyết triệt để thực trạng trên mà chỉ khuyến khích các hủ tục và làm nảy sinh những vấn đề khác như thách cưới, thuê vợ, hôn nhân đổi chác.
Một cô dâu chuẩn bị về nhà chồng (Ảnh: Weibo)
Thông gia kép
Mua bán hôn nhân ngày càng phổ biến. Tuy nhiên với những gia đình nghèo, việc vay mượn một số tiền lớn không phải là chuyện dễ dàng. Trong trường hợp này, không ít người sẽ nghĩ đến hôn nhân trao đổi, tức đổi chác người thân, kết thông gia kép. Hôn nhân trao đổi có 3 loại: trao đổi ngang hàng, trao đổi tam giác hoặc trao đổi đa phương. Trao đổi ngang hàng là phổ biến và đơn giản nhất, trong đó con trai, con gái của gia đình này sẽ lấy hai anh em/chị em trong một gia đình khác. Điều kiện tiên quyết là hai gia đình có một trai, một gái và chấp nhận việc kết thông gia kép.
Có những loại trao đổi phức tạp hơn giữa 3, 4 thậm chí 5 gia đình sẽ được gọi là trao đổi tam giác hoặc đa phương. Cho thuê vợ Zhang và chồng đều là người Hà Nam, sau khi kết hôn họ có một bé trai và một bé gái. Năm 1999, chồng Zhang qua đời vì tai nạn lao động. Không đủ khả năng nuôi con, Zhang đồng ý làm vợ thuê của ông Yan, một người đàn ông lớn tuổi chưa vợ cùng quê. Trong hợp đồng quy định ông Yan sẽ chung sống với Zhang như vợ chồng và có trách nhiệm chu cấp cho hai con của cô.
Năm 2010, một cuộc khảo sát được thực hiện với hàng nghìn người di cư nông thôn tại 10 thành phố trên khắp Trung Quốc, kết luận rằng cô độc, thiếu trải nghiệm lãng mạn là tình cảnh chung của nhóm này. Kinh tế khó khăn, mất cân bằng giới tính cùng tư tưởng phân biệt vùng miền khiến số lượng "đàn ông còn sót lại" tại các vùng quê ngày càng nhiều. T
heo nhà nghiên cứu Peng Taisong, tác giả cuốn sách Làng độc thân xuất bản năm 2017, cho thuê vợ chính là biến vợ mình thành món hàng, mang đi cầm cố, cho thuê trong khoảng thời gian nhất định. Bên thuê và bên cho thuê sẽ thỏa thuận kỳ hạn, tiền thuê và các điều khoản khác để thống nhất hợp đồng. Sau khi ký kết hợp đồng, người vợ sẽ bắt đầu quan hệ "vợ chồng lâm thời" với người chồng mới.
Một số hợp đồng quy định người phụ nữ đã làm lễ cưới mới không được chung sống với người chồng cũ và không được thăm con trong thời gian được thuê. Một vài trường hợp thậm chí còn yêu cầu người vợ phải sinh con cho chồng mới. "Tình trạng mua bán hôn nhân, thuê vợ, thông gia kép vốn là những hủ tục đã quay trở lại, phổ biến trong xã hội hiện đại đang cho thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề", nhà nghiên cứu Peng Taisong nhận định. Người vợ cho thuê ở các vùng quê được gọi theo những cái tên khác nhau. Ví dụ, ở phía đông bắc, nó được gọi là gangtao, ở Cam Túc được gọi là Xiuqi và Thiểm Tây được gọi là Chuanmenzi. Dù tên gọi khác nhau, mô hình hôn nhân và động cơ về cơ bản là giống nhau.