Phi Thanh Vân tình tứ bên ông xã, tiết lộ thời điểm làm đám cưới

Mẹ con tôi lo sợ chỉ biết đóng chặt cổng cố thủ trong nhà. Đêm đến, các chủ nợ không còn kiên nhẫn đứng đợi nữa, họ về nhà hết, còn mẹ con tôi phải lén lút rời bỏ ngôi nhà thân yêu của mình, trốn chạy như kẻ phạm tội.

Tôi làm nhân viên văn phòng bình thường, còn chồng tôi là người thích mạo hiểm, lúc nào anh cũng muốn làm giàu. Thế nên anh không muốn gò bó với công việc bàn giấy, muốn ra làm kinh doanh để nhanh trở lên giàu có.

Theo anh ấy, với mức lương của 2 vợ chồng chỉ đủ cho gia đình có cuộc sống tàm tạm, muốn có một chiếc xe hơi 1 tỷ cũng phải tích cóp nửa đời người mới được. Anh tự nhận bản thân có số giàu sang, phải thay đổi công việc mới phát triển hết năng lực vốn có.

Sau nhiều đêm trằn trọc suy nghĩ và thuyết phục vợ, cuối cùng tôi mệt mỏi và bảo anh muốn làm gì thì làm đừng phá nát cái gia đình này là được. Được sự đồng ý của vợ, anh mang hết số tiền tích lũy của 2 vợ chồng trong 7 năm ra làm ăn.

Anh mở đại lý sơn, sau đó thuê nhiều nhân viên kinh doanh để tìm đối tác. 3 năm đầu hoạt động rất tốt, tháng nào cũng có nhiều hợp đồng giá trị và kiếm ăn được nên anh ấy liên tiếp thay đổi các dòng xe khác nhau.

Tôi khuyên chồng có tiền nên đưa vợ giữ để tích lũy phòng lúc rủi ro nhưng anh không đồng ý, chồng bảo:

“Làm kinh doanh mình phải trang trí bộ mặt thật đẹp thì mới dễ tìm kiếm khách hàng. Có bao nhiêu tiền anh dốc hết vào mua xe và đầu tư hàng rồi, làm gì có khoản tiết kiệm nào”.

Sau nhiều đêm trằn trọc suy nghĩ và thuyết phục vợ, cuối cùng tôi mệt mỏi và bảo anh muốn làm gì thì làm. (Ảnh minh họa)

Sau nhiều đêm trằn trọc suy nghĩ và thuyết phục vợ, cuối cùng tôi mệt mỏi và bảo anh muốn làm gì thì làm. (Ảnh minh họa)

Tôi bận rộn công việc ở công ty, chăm sóc con và dọn dẹp nhà cửa nên hoàn toàn không biết chuyện làm ăn của chồng là thế nào. Anh nói mỗi tháng lãi cả triệu đấy nhưng anh chỉ đưa mẹ con tôi đi ăn nhà hàng mỗi tháng, tuyệt nhiên không đưa cho vợ đồng nào.

Những khi tôi hết tiền hỏi xin vài triệu thì chồng cho nhưng trên 5 triệu là không có. Anh chỉ cho vay và bắt trả lại khi có. Chồng bảo phải mua hàng nên lúc nào cũng cần tiền, sau này kiếm được nhiều rồi anh chu cấp cho vợ con sau.

Trong khi chuyện làm ăn của chồng tôi đang thuận lợi thì anh ấy bị đột tử do lao lực. Sự ra đi đường đột của anh là sự mất mát quá lớn đối với mẹ con tôi. Anh ấy vừa mất được 2 ngày, tinh thần tôi chưa ổn định thì có vài người đến đòi nợ.

Họ đưa cho tôi giấy nợ và có chữ ký của chồng, người ít thì anh nợ 300 triệu, người nhiều vài tỷ. Cú sốc đó chưa là gì khi tôi kiểm tra một cuốn sổ trong két của chồng. Thì ra anh vừa làm kinh doanh sơn lại kiêm luôn cho vay tiền.

Để có tiền cho nhiều người vay, chồng tôi đã huy động từ nhiều nguồn khác nhau và với lãi suất khá cao. Bây giờ chồng tôi đã mất, công việc làm ăn dở dang. Người ta nợ anh thì mất hút, còn những người anh nợ tiền thì kéo nhau đến quây nhà tôi để đòi tiền.

Sự ra đi đường đột của anh là sự mất mát quá lớn đối với mẹ con tôi. (Ảnh minh họa)

Sự ra đi đường đột của anh là sự mất mát quá lớn đối với mẹ con tôi. (Ảnh minh họa)

Chúng tôi vô can, không dính dáng gì đến chuyện huy động tiền của chồng. Vậy mà giờ đây, sao chúng tôi phải sống chui sống lủi thế này. Vì muốn cuộc sống sớm ổn định và không ai biết về tin tức của mẹ con tôi nữa, tôi chuyển đến sống nhà người em gái cách nhà chúng tôi cả nghìn cây số.

Ngày chị em gặp lại nhau, em gái ôm tôi khóc mà vỗ về:

“Em thương chị lắm, không ngờ anh ra đi đã để lại cho chị một đống nợ, trả cả đời cũng không thể hết được. Sau này chị và các cháu sẽ sống ở nhà em, bắt tay làm lại từ đầu. Hi vọng cuộc sống sẽ tốt đẹp đến với 3 mẹ con”.

Những lời an ủi của em như liều thuốc giúp tôi có động lực sống tiếp để nuôi các con.

Biết tin tôi thất nghiệp, chồng cũ liền đề nghị chu cấp mỗi tháng 20 triệu với 1 điều kiện