Sau khi kết hôn, việc chăm lo, quan tâm cho gia đình nhà chồng/vợ là điều nên làm, nhưng cái gì cũng cần phải có mức độ, giới hạn chứ không phải bất cứ việc gì cũng lo. Nếu nhiệt tình quá, đôi khi họ sẽ không biết ơn mà coi đó là một loại trách nhiệm, ngày càng ỷ lại vào bạn.
Anh Lưu và chị Lệ Lệ (sống ở Trung Quốc) đã kết hôn được 6 năm, tình cảm vợ chồng vẫn luôn tốt đẹp khiến nhiều người ngưỡng mộ. Bản thân anh Lưu cũng rất mãn nguyện vì cưới được một người vợ xinh đẹp như chị Lệ Lệ, nhưng sau một thời gian chung sống anh mới nhận thấy cuộc hôn nhân của mình thật bất ổn.
Chị Lệ Lệ còn có một người em trai, từ nhỏ đã được cưng chiều nên tính cách khá ngang ngược, ỷ lại và cố chấp. Tuy nhiên, bố mẹ đều không nhận ra vấn đề để uốn nắn ngay từ nhỏ. Về phía chị Lệ, chỉ khi chăm sóc em trai tốt thì chị mới được bố mẹ khen ngợi khiến chị có cảm giác đạt được thành tựu, lâu dần tư tưởng đó cũng ăn dần vào suy nghĩ của chị. Cho nên, từ nhỏ đến lớn chị đều xoay quanh em trai mình, dành những điều tốt đẹp cho em trai.
Chị Lệ Lệ đã kết hôn được 6 năm và có 2 người con.
Khi yêu, vì bị tình yêu che mờ mắt nên anh Lưu thấy chị Lệ là một người trọng tình trọng nghĩa, hiếu thảo với bố mẹ. Sau khi kết hôn, anh mới thấy đau đầu với nhà vợ.
Anh Lưu có công việc tốt với thu nhập tương đối cao, hàng tháng anh đều đưa cho vợ 10.000 tệ (hơn 34 triệu) tiền sinh hoạt phí, lễ tết anh còn tặng quà và đưa thêm tiền. Anh luôn muốn vợ và hai con có cuộc sống đủ đầy, vợ có thể thoải mái chi tiêu mua sắm, làm đẹp cho bản thân nhưng chị Lệ lại luôn đưa tiền cho em trai của mình tiêu pha.
Quần áo và đồ dùng sinh hoạt của em trai về cơ bản đều là do chị Lệ mua. Quần áo và giày dép đều là hàng hiệu, điện thoại và máy tính cũng là loại mới nhất, đắt tiền nhất. Ban đầu, anh Lưu chẳng tính toán hay để tâm gì vì cho rằng em trai còn nhỏ, quan tâm em một chút là chuyện nên làm. Song sau khi vào đại học, em trai vợ càng quá đáng hơn khiến anh khó chịu nhưng không bao giờ thể hiện ra mặt.
Anh Lưu rất yêu vợ thương con nhưng anh không thể chấp nhận nổi tính cách của em vợ.
“Khi em trai vợ ra trường đi làm, tôi tưởng nó đã tự lập rồi nhưng vợ tôi vẫn phải lo sinh hoạt phí cho em trai. Nó hoàn toàn không có khả năng tự nuôi sống bản thân, gặp chuyện gì cũng tìm đến chị để nhờ cậy. Đáng nói, cả em trai vợ và mẹ vợ đều cho rằng đây là điều tôi nên làm, đã lấy vợ thì phải chăm sóc cho cả gia đình nhà vợ”, ông Lưu chia sẻ.
Đến khi chuẩn bị đám cưới, em trai vợ còn mặt dày yêu cầu anh rể mua nhà cho mình. Tuy nhiên vì anh Lưu có hai căn nhà nên chị Lệ Lệ chỉ hy vọng chồng sẽ tặng cho em trai mình một căn nhà chứ không phải mua mới.
“Em trai là máu mủ ruột thịt của em, sẽ đi cùng em đến hết cuộc đời. Anh lại thừa một căn nhà nên anh tặng cho em trai em một căn là chuyện hợp tình hợp lý”, chị Lệ Lệ nói.
Em trai vợ của anh Lưu.
Điều này thật vô lý nên anh Lưu không đồng ý nhượng nhà cho em. Bị anh rể từ chối, em vợ vô cùng tức giận, liên tục thuyết phục chị gái ly hôn. “Nếu anh thực sự yêu chị gái tôi, anh sẽ không từ chối tặng nhà cho tôi, không để chị tôi phải khó xử thế này. Tôi lấy vợ mà không có nhà thì phải làm thế nào, sau này có con nữa thì biết làm sao?”, em trai chị Lệ Lệ nói.
Câu nói của em trai vợ thực sự đã chọc tức anh Lưu, anh thẳng thừng tuyên bố dù cậu có nói gì thì anh cũng nhất quyết không cho cậu căn nhà mình vất vả kiếm được. Còn cuộc hôn nhân của anh và vợ cũng không rõ sẽ ra sao.
Nhiều người khuyên rằng, sau khi kết hôn có 3 vấn đề của nhà vợ đàn ông thông minh không nên can thiệp vào. Thứ nhất, không xen vào việc của anh/chị/em vợ, đặc biệt là vấn đề tài chính. Thứ hai, không nên tùy ý can thiệp vào mâu thuẫn của nhà vợ, nếu tính chất vụ việc quá nghiêm trọng hoặc có cách hay, bạn hẵng lên tiếng. Thứ 3, đừng đáp ứng mọi đòi hỏi từ nhà vợ dù điều đó là vô lý, không thực tế, nếu không bạn có thể bị bắt nạt, rơi vào tình huống khó xử khiến cuộc sống của bạn gặp nhiều rắc rối.
Trên thực tế, cả nam và nữ đều giống nhau, phụ nữ ở nhà chồng cũng vậy, sống phải có nguyên tắc, có khuôn phép, đừng vì sĩ diện mà sai khiến bản thân làm điều không nên. Nếu không, cuộc sống của bạn khó mà thanh thản, hạnh phúc được.