Ảnh minh họa
Xã hội phong kiến truyền thống cổ xưa, địa vị của phụ rất thấp. Thời con gái, còn ở nhà, phụ nữ buộc phải tuân theo mọi lời dạy bảo của cha mẹ, trưởng bối. Lớn lên, đi lấy chồng, họ lại bị ràng buộc bởi đủ thứ lễ giáo, nghi thức. Đa số đều ở nhà giúp chồng dạy con.
Trong khi đó, đàn ông ra ngoài làm việc, đến khi có chiến tranh loạn lạc cũng phải tòng quân, đứng tuyến đầu, vì quốc gia mà bán mạng.
Thực tế, thời cổ đại chiến tranh liên miên, không ít đàn ông bỏ mạng nơi sa trường, bỏ lại con thơ, vợ dại. Thế nhưng thời đó, đa số những người vợ mất chồng đều lựa chọn ở góa thủ tiết, rất ít nghe nói có người tái giá, chuyện này có nguyên do, chúng ta cùng tìm hiểu.
Đầu tiên, thời cổ đại lễ giáo nặng nề, có câu "Phụ nữ chuẩn mực không lấy hai chồng". Hơn nữa, mọi người đều khá mê tín. Có lời đồn rằng, nếu vẫn kiên trì tái giá, đến khi chết đi, xuống âm tào địa phủ, thân thể sẽ bị phân làm hai, mỗi nửa sẽ đi theo một người chồng. Đây là ý muốn nói, phụ nữ lấy hai chồng, đến chết cũng không được yên ổn. Điều này khiến nhiều phụ nữ sợ hãi, không dám đi bước nữa.
Thứ hai, vào thời điểm đó, phụ nữ luôn được coi là người phụ thuộc, thuộc sở hữu của đàn ông. Họ phải tuân theo "tam tòng tứ đức", trong đó tam dòng biểu thị: "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử" - "Ở nhà nghe lời cha, lấy chồng theo lời chồng, chồng mất phải chăm nom con cái". Chính vì vậy, khi chồng mất, đa số phụ nữ đều lựa chọn ở góa nuôi con. Nếu chưa có con, cũng chỉ có thể chịu cảnh cô đơn đến già, tránh miệng đời phỉ nhổ.
Thứ ba, về mặt đạo đức và pháp lý, phụ nữ thời cổ đại rất khó tái hôn. Thời đó, tất cả mọi người đều cho rằng, cưới một góa phụ là điềm xấu, rất mất mặt. Do đó, những người đàn ông có điều kiện, hoàn cảnh tốt đều không nguyện ý cưới một người phụ nữ đã một đời chồng.
Nếu góa phụ chủ động tìm kiếm mùa xuân thứ hai, họ thậm chí còn bị dè bỉu, chê trách là người phụ nữ lăng loàn, không có lễ tết, khiến gia tộc hổ thẹn.
Thực tế, có không ít góa phụ, vì muốn đi bước nữa mà bị cả gia tộc căm ghét, dùng gia hình hoặc bị vu oan, tố cáo tội "thông dâm", bị tra tấn bằng những cực hình thống khổ, cho đến khi họ dập tắt hẳn ý nghĩ tái giá, mới được tha.
Tuy vậy, sau khi được tha, những góa phụ này đa phần đều bị chính gia đình, người thân đối xử lạnh nhạt, không tôn trọng. Nói cách khách, họ sống không bằng chết.
Vì những lý do trên, thời xưa có rất ít phụ nữ dám đi thêm bước nữa để tìm kiếm hạnh phúc cho riêng mình.