MB88
VT88

Trắc nghiệm: Bạn là người yêu lý tưởng hay "cơn gió thoảng" trong đời người khác? Màu son sẽ bật mí!

Sau chưa đầy nửa năm quen biết, tôi đồng ý tái hôn, nghĩ rằng đây là bến đỗ an toàn của tuổi già. Khi đó, tôi 56 tuổi, còn ông ấy 71 tuổi rồi.

Tôi năm nay 58 tuổi, đã trải qua hai cuộc hôn nhân. Cuộc hôn nhân đầu là với người chồng cũ, giản dị nhưng ấm áp. Chúng tôi cùng nhau đi qua những tháng ngày vất vả, tiền không nhiều nhưng đủ sống.

Mỗi tháng, tôi kiếm được gần 15 triệu, anh ấy khoảng 20 triệu, cũng chắt chiu đủ mua được căn nhà nhỏ và chiếc xe cũ. Hai đứa con ngoan ngoãn, chẳng mấy khi khiến bố mẹ phải phiền lòng. Cuộc sống khi ấy tuy đơn sơ, nhưng êm đềm và hạnh phúc.

Bi kịch bắt đầu khi chồng tôi qua đời vì ung thư gan ở tuổi 50. Anh ấy làm việc đến kiệt sức, chỉ mong kiếm thêm chút tiền để lo cho con cái ăn học. Khi phát hiện bệnh, bác sĩ nói còn hy vọng chữa được, nhưng chi phí điều trị quá lớn. Tôi muốn bán nhà, gom góp chữa cho anh, nhưng anh từ chối điều trị, chọn cách âm thầm ra đi.

Anh mất, tôi trở thành trụ cột gia đình, một mình nuôi hai con học đại học. Mỗi tháng, lương tôi gần như cạn sạch sau khi gửi tiền cho con, trả nợ nhà và lo sinh hoạt phí. Những năm tháng đó, tôi chẳng tích cóp được đồng nào.

Chồng cũ của tôi qua đời khi anh 50 tuổi. (Ảnh minh họa)

Chồng cũ của tôi qua đời khi anh 50 tuổi. (Ảnh minh họa)

Đến năm tôi nghỉ hưu, các con đã trưởng thành, đi làm và lập gia đình. Tôi từng mong được an hưởng tuổi già bên con cháu, nhưng thực tế thì khác. Con gái lấy chồng xa, nhà chồng điều kiện cũng bình thường. Con trai hiếu thảo nhưng vừa mua nhà, nợ nần chồng chất, nên cũng chẳng giúp gì được nhiều. Tôi không dám dọn về sống cùng con, sợ trở thành gánh nặng, sợ xung đột mẹ chồng nàng dâu.

Tôi có lương hưu hơn 6 triệu/tháng, trong tay khoảng 200 triệu tiền tiết kiệm, đủ sống đơn giản nhưng ốm đau bệnh tật thì e là không đủ. Càng nghĩ càng lo, tôi bắt đầu nghĩ đến chuyện tái hôn, tìm một người có điều kiện, để tuổi già có người bầu bạn, nương tựa.

Hai năm trước, tôi quen ông Châu qua, hơn tôi 15 tuổi, từng làm ăn buôn bán, trong tay có 3 căn nhà, 2 cửa hàng cho thuê và tiền tỷ tiền tiết kiệm. Mỗi tháng chỉ tính riêng tiền cho thuê cũng gần 70.000 triệu. Ông ấy hứa hẹn, cưới về sẽ cho tôi 10 triệu tiêu vặt mỗi tháng, mọi chi tiêu do ông lo hết, tôi chỉ cần nấu ăn, chăm sóc ông.

Thú thật, tôi cũng có phần mù quáng.

Lúc đầu, mọi chuyện đều ổn. Tôi nấu ăn, ông ấy chi tiền, chúng tôi cùng đi du lịch, ăn uống, tận hưởng những điều trước giờ tôi chưa từng dám nghĩ tới. Nhưng sau nửa năm, ông Châu bắt đầu thay đổi. Ông ấy trở nên cộc cằn, hay cáu gắt, áp đặt và coi tôi như người giúp việc không công.

Mọi việc trong nhà, từ lớn đến nhỏ, ông đều quyết định. Tôi chỉ có nhiệm vụ làm theo. Ông ấy kiểm soát tôi đến từng hành động nhỏ như ra ngoài phải khoác tay ông, về nhà là mắng nếu không phục tùng, bữa ăn phải hợp khẩu vị mà không được lặp lại. Ngay cả khi đi ngủ, tôi cũng phải theo giờ giấc của ông, dù ông ngáy to đến mức tôi mất ngủ triền miên.

Tôi tái hôn với ông ấy vì nghĩ rằng đây là bến đỗ an toàn của tuổi già. (Ảnh minh họa)

Tôi tái hôn với ông ấy vì nghĩ rằng đây là bến đỗ an toàn của tuổi già. (Ảnh minh họa)

Cực nhất là mỗi khi con cháu ông tụ họp. Ông có 3 người con, mỗi dịp lễ Tết lại gọi tất cả về nhà. Một mình tôi phải chuẩn bị mâm cơm cho gần 20 người, 10 -12 món, bày biện tươm tất. Nhiều lần tôi đề nghị ra ngoài ăn để đỡ vất vả, ông gắt lên:

- Gọi con cháu về rồi lại ra hàng quán, thế còn gì là không khí gia đình?

Tôi buồn, bởi trong mắt ông, tôi không phải vợ mà chỉ là người lo chuyện bếp núc. Con cháu ông cũng chẳng coi tôi ra gì. Trừ cô con dâu út hơi thân thiện, còn lại đều nhìn tôi như “kẻ đào mỏ”. Tôi không phủ nhận mình từng mong có chỗ dựa kinh tế, nhưng tôi cũng là con người, cũng muốn được yêu thương, muốn có một người bạn già đi cùng quãng đời còn lại.

Thế nhưng, hơn hai năm sống chung, tôi vẫn lạc lõng trong chính “mái ấm” của mình. Cuộc sống chỉ vỏn vẹn hai từ: chịu đựng. Tôi không có tự do, không có tiếng nói, không có sự sẻ chia. Bạn bè cũ dần xa vì tôi không còn thời gian tụ họp. Con cái tôi cũng không tiện tâm sự vì sợ chúng lo lắng.

Người ngoài nhìn vào cứ tưởng tôi sướng, lấy được chồng giàu, không phải lo cơm áo. Nhưng chỉ mình tôi biết, thứ tôi đánh đổi để có được cuộc sống đủ đầy ấy, là bao nhiêu niềm vui, là sự an yên của tuổi xế chiều.

Có lẽ, người ta nói đúng, tiền có thể mua được vật chất, nhưng chẳng thể mua được sự bình yên trong tâm hồn.

50 tuổi tái hôn với trai tân 35 tuổi, đêm tân hôn anh khóc còn tôi cười