Trắc nghiệm: Chọn một quả bóng, bóc trần cách bạn yêu và mẫu người yêu phù hợp nhất với bạn

Ngay trong đêm, tôi thu dọn đồ cho vợ, lái xe đưa cô ấy về ngoại. Đến nơi, tôi thẳng thừng nói với bố mẹ vợ: "Con gái bố mẹ không biết trên dưới phải trái, nhờ bố mẹ dạy lại giúp con".

Tôi vốn là người coi trọng nề nếp gia đình. Trong mắt tôi, vợ chồng là phải có trên có dưới, vợ phải biết nhường nhịn chồng. Thế nên, từ ngày lấy vợ đến giờ, tôi luôn nghĩ việc mình “dạy” vợ là chuyện hiển nhiên, thậm chí còn coi đó là trách nhiệm của người đàn ông trong gia đình.

Vợ tôi thì lại khác. Cô ấy thẳng tính, có sao nói vậy, chẳng giấu giếm, cũng chẳng chịu mềm mỏng khi cãi nhau. Mỗi lần to tiếng, cô ấy nói năng không kiêng nể, khiến tôi cảm thấy mình bị mất mặt. Thú thực, gần đây tôi bắt đầu thấy mệt mỏi vì những câu nói xẵng giọng, thậm chí là hỗn hào của vợ.

Tối hôm đó, chỉ vì mâm cơm có món mặn, món nhũn quá mà hai vợ chồng lại lời qua tiếng lại. Tôi góp ý, vợ liền gắt lên:

- Anh không ăn thì thôi! Em đi làm về, người còn mệt vẫn vào nấu cơm. Anh chê cơm em nấu như vậy, sao anh đi làm về không tự mình vào bếp? Suốt ngày nằm chơi game đến giờ ăn, rồi ngồi vào bàn phán xét?

Câu nói đó như chọc thẳng vào lòng tự ái đàn ông của tôi. Tôi cố nén giận, nhưng vẫn không quên nhắc vợ rằng phải học cách cư xử cho đúng. Nhưng vợ tôi cãi lại, không chịu thua. Cuối cùng, tôi mất kiên nhẫn, quát lớn:

- Anh không nói lại em, anh sẽ đưa em về nhà ngoại, nhờ bố mẹ dạy lại. Khi nào nhận ra lỗi sai thì hãy quay về.

Hôm đó tôi và vợ đã cãi nhau vì một bữa cơm. (Ảnh minh họa)

Hôm đó tôi và vợ đã cãi nhau vì một bữa cơm. (Ảnh minh họa)

Nói là làm. Ngay trong đêm, tôi thu dọn đồ cho vợ, lái xe đưa cô ấy về ngoại. Đến nơi, tôi thẳng thừng nói với bố mẹ vợ:

- Con gái bố mẹ không biết trên dưới phải trái, nhờ bố mẹ dạy lại giúp con.

Nói xong, tôi phóng xe về, lòng đầy tự ái nhưng trong bụng thì nghĩ, cùng lắm vài hôm, vợ nguôi giận là đâu lại vào đó thôi. Kiểu gì cô ấy cũng gọi điện xin lỗi, rồi tôi cũng sẽ xuống nước, hai vợ chồng lại về chung một nhà. Nhưng không ngờ, lần này mọi chuyện không đơn giản như tôi tưởng.

Đêm đó, tôi lướt điện thoại mãi cũng chẳng thấy vợ nhắn tin. Không có lấy một cuộc gọi từ nhà ngoại. Tôi bắt đầu thấy lo, nhưng vẫn cố giữ cái sĩ diện đàn ông, nhất quyết không chủ động liên lạc.

Sáng hôm sau, vừa mở Facebook, tôi sững người khi thấy bài đăng của bố vợ. Ông chụp một bữa cơm thịnh soạn, bên dưới là dòng chữ ngắn gọn nhưng khiến tôi tái mét mặt:

- Con gái tôi không cần học cách chịu đựng nữa. Nhà tôi nhận lại.

Trong ảnh, vợ tôi ngồi cạnh bố mẹ và mấy người thân, mọi người cười rất tươi, chỉ có đôi mắt cô ấy là vẫn hơi sưng đỏ. Lúc đó, tôi mới thực sự hiểu ra, bố mẹ vợ không định “dạy lại” cô ấy như tôi mong. Họ đón con gái về, không bắt cô ấy phải nhẫn nhịn thêm một lần nào nữa. Họ không dạy con mình cách làm một người vợ chịu lép vế, mà dạy cô ấy biết tự thương lấy mình.

Tôi chết lặng trước màn hình điện thoại. Hóa ra bấy lâu nay, tôi đã tự cho mình cái quyền "dạy vợ", lấy lý do chồng phải uốn nắn vợ để che đậy sự gia trưởng, ích kỷ của chính mình. Tôi quên mất rằng, hôn nhân không phải là chỗ để một người áp đặt, người kia phải cúi đầu chịu đựng.

Vợ tôi là bạn đời, chứ không phải đứa trẻ tôi có quyền đưa về nhà ngoại rồi yêu cầu "dạy lại". Lần đầu tiên trong đời, tôi thấy mình quá tệ. Tôi nhắn cho vợ chỉ đúng một câu:

- Anh xin lỗi. Anh biết sai rồi.

Lần đầu tiên trong đời tôi thấy mình sai, và tôi đã nhắn tin xin lỗi vợ. (Ảnh minh họa)

Lần đầu tiên trong đời tôi thấy mình sai, và tôi đã nhắn tin xin lỗi vợ. (Ảnh minh họa)

Vài phút sau, vợ tôi nhắn lại:

- Em không cần anh dạy, cũng không cần ai dạy lại em. Em chỉ muốn chúng ta học cách yêu nhau lại từ đầu, học cách tôn trọng nhau.

Đọc đến đó, mắt tôi cay xè. Không chần chừ, tôi lái xe đến nhà ngoại ngay trong ngày hôm đó. Nhưng lần này, tôi không đến để đón vợ về bằng thái độ cửa trên, mà là để cúi đầu nhận lỗi:

- Anh sai rồi. Anh biết mình quá gia trưởng, quá ích kỷ, không biết chia sẻ với em.

Bố vợ nhìn tôi một lúc lâu rồi mỉm cười, nhẹ nhàng nói:

- Con gái bố là để thương, không phải để rèn như rèn sắt. Sống với nhau cả đời, có giận cũng đừng đẩy nhau đến đường cùng.

Tôi gật đầu, lòng nhẹ đi phần nào. Vợ tôi nhìn tôi, ánh mắt không còn trách móc, nhưng cũng chẳng còn là ánh mắt của người cam chịu như trước. Lần này, tôi biết mình không thể để mọi chuyện trôi qua như cũ được nữa.

Chúng tôi không cần ai dạy ai, mà cần học cách giữ nhau bằng sự tử tế, yêu thương và bao dung. Hôn nhân muốn bền, không phải cứ thắng cãi là thắng cuộc. Cái thắng lớn nhất chính là biết giữ nhau lại, ngay cả khi đã đứng bên bờ vực của tổn thương.

Xem thêm: Mỗi ngày chỉ đưa vợ 50.000 đồng để chi tiêu, sau 3 năm mở két sắt mà tôi suýt ngất

Bố đòi tái hôn sau khi mẹ kế mất, tôi phản đối nhưng biết người bố định cưới, tôi chấp nhận