Đòi chồng phải bênh vực mình khi mâu thuẫn với mẹ chồng
Hãy nhớ, dù yêu vợ đến mấy nhưng với đàn ông mẹ vẫn luôn là người phụ nữ quan trọng nhất. Đừng bắt chồng phải chối bỏ công ơn dưỡng dục chỉ vì thói ích kỷ, nhỏ nhen và thích chấp nhặt của bạn.
Sống chung với mẹ chồng phụ nữ cần học cách dung hòa mối quan hệ, đừng vì cái tôi quá lớn, vì thích hơn thua, so kè mà hơn thua từng chút một. Nếu trót làm điều gì khiến mẹ chồng phật ý bạn hãy thẳng thắn thừa nhận sai lầm của mình, nỗ lực hoàn thiện bản thân để có thể cảm hóa mẹ chồng, khiến bà yêu thương bạn.
Đòi chồng phải giống đàn ông khác
Thỉnh thoảng khi chán chồng, bạn sẽ nảy ra suy nghĩ so sánh chồng mình với người đàn ông khác. Nhưng nên nhớ rằng một trong những điều dễ khiến đàn ông tự ái nhất đó là bị so sánh với người khác nhằm mục đích khẳng định anh ấy thua kém những người xung quanh.
Đòi hỏi chồng không được gặp gỡ bạn bè
Chồng bạn rất cần các mối quan hệ với bạn bè để thư giãn, để làm ăn, để tâm tình, trò chuyện... Có nhiều việc mà vợ chồng chẳng thể chia sẻ nhưng những người bạn đồng giới sẽ giúp anh ấy giải tỏa. Nếu bạn đòi hỏi chồng không được gặp gỡ bạn bè nữa nghĩa là bạn đang phạm phải một sai lầm lớn trong hôn nhân: kiểm soát thái quá bạn đời. Điều này không thể mang lại sự quan tâm của chồng dành cho bạn mà nó còn khiến vợ chồng bạn đối mặt với một trận chiến lớn.
Đòi chồng tặng quà đắt tiền
Đàn bà vốn phù phiếm, thích quần áo đẹp, giày cao gót và cả túi xách hàng hiệu, mỹ phẩm đắt tiền. Vậy nhưng, bạn cần cân bằng giữa sở thích và tình hình tài chính để không lâm vào cảnh “cháy túi”, chẳng có đồng nào trong tài khoản tiết kiệm.
Tương tự như thế, chị em đừng dại đòi chồng phải tặng mình những món quà đắt tiền trong khi tình hình kinh tế của gia đình không cho phép. Đừng nhìn vào giá tiền của món quà, hãy nhìn vào giá trị tinh thần mà chàng gửi gắm.
Đòi chồng thay đổi theo ý của bạn
Sau khi kết hôn, không ít người vỡ mộng vì hôn nhân không đẹp như họ tưởng tượng. Khi đó, thay vì tìm cách giải quyết vấn đề, nhiều người lại yêu cầu người bạn đời của mình phải thay đổi theo ý của họ. Thậm chí yêu cầu: “Anh phải làm như em nói”, “Anh nên bỏ ngay thói quen đó”, “Anh nói ít đi được không?”,...
Thay vì yêu cầu chồng mình phải thay đổi, bạn hãy nói nhẹ nhàng: “Em nghĩ rằng thói quen đó không phù hợp”, “Em thấy anh nên nghỉ ngơi một chút”,... Bằng cách đó, chồng bạn sẽ cảm thấy anh ấy nhận một trách nhiệm quan trọng và cần hoàn thành, hơn là đơn giản chỉ thấy mình bị vợ cằn nhằn.