Ngày Rằm tháng Giêng chính là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới, theo tục xưa gọi đó là Tết Nguyên Tiêu. Vào ngày này người Việt Nam thường cúng Rằm ở nhà, đi lễ Chùa, lễ Phật để cầu mong cho sự bình yên, khoẻ mạnh quanh năm. Đây là lễ tiết quan trọng trong năm nên dân gian ta mới có câu: “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”.
Những kiêng kỵ khi chuẩn bị mâm cỗ cúng
Theo chuyên gia phong thủy Bùi Quang Minh, trong những ngày này, các gia đình thường chuẩn bị 2 lễ cúng, một là cúng Phật, hai là cúng gia tiên. Gia chủ cũng có thể lập đàn tràng tại gia để làm lễ giải hạn.
Chuyên gia cũng nhấn mạnh, khi làm mâm cỗ cúng thần linh và gia tiên, gia chủ cần lưu ý, các món ăn, thực phẩm cúng phải sạch sẽ, tinh khiết, bày biện gọn gàng. Trên mâm cỗ có đầy đủ những vị ngon. Đặc biệt không được cúng các món ăn làm từ thịt trâu, thịt chó, thịt mèo, những vật tanh hôi để tránh ảnh hưởng đến không khí thanh tịnh, linh thiêng của ban thờ gia tiên và phật.
Mâm cỗ cúng Phật sẽ không có các món mặn mà thay vào đó là các món ăn chay tinh khiết. Cúng gia tiên là mâm lễ mặn với đầy đủ các món ăn ngày Tết đầy đủ, tinh khiết.
Mâm cỗ cúng Phật sẽ không có các món mặn mà thay vào đó là các món ăn chay tinh khiết.
Ngoài ra, gia chủ cũng nên lưu ý, lễ vật cúng của lễ Phật và lễ gia tiên cần phải để riêng. Tuyệt đối không để chung đồ lễ mặn, chay, hoa quả trên bàn thờ hoặc dùng lẫn lộn đồ cúng. Hoa quả có thể để ở ban trên, còn đồ cúng mặn nên kê thêm bàn để ở dưới sau đó thắp hương.
Gợi ý những mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng ngon và đẹp mắt của chị em văn phòng
Thực tế, hiện nay, các mâm cỗ cúng Rằm được thực hiện tùy theo sở thích cũng như hoàn cảnh của gia chủ mà có thể có nhiều hoặc ít món hơn hay chỉ là một mâm cỗ chay đơn giản. Dưới đây là một số gợi ý, chị em hãy tham khảo nhé:
Mâm cỗ mặn rất đầy đặn của gia đình chị Nguyễn Phương Nhung, Hải Phòng
Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng của chị Nguyễn Thị Linh Trang, TP. Bắc Ninh
Mâm cỗ chay ngon miệng của chị Lê Quỳnh Trang TP. HCM
Mâm cỗ cúng với nhiều món ăn cầu kỳ, đẹp mắt của chị Hằng Đỗ, Hà Nội
Mâm cỗ đủ món của chị Nguyễn Thúy Anh, Hà Nội
Ngày, giờ cúng Rằm tháng Giêng
Theo chuyên gia phong thủy Song Hà, rằm tháng Giêng thường được mọi người cúng vào ngày 14 hoặc 15 tháng Giêng âm lịch. Rằm tháng Giêng năm Canh Tý 2020 rơi vào ngày 08/2 dương lịch, tức ngày 15/1 âm lịch.
Bà cũng cho biết, theo phong tục từ xưa của cha ông ta, giờ “chuẩn” để cúng Rằm tháng Giêng là giờ Ngọ (tức là từ 11h đến 13h trong ngày), bởi đây là thời khắc mà dân gian cho rằng Thần Phật giáng thế ngày Rằm.
Tuy nhiên, việc cúng bái cốt ở thành tâm, nếu gia chủ không sắp xếp để làm được cỗ cúng vào giờ đó trong ngày thì có thể cúng trước từ sáng ngày 07/2 dương lịch (tức 14 tháng Giêng âm lịch) cho tới trước 13h ngày 08/2 dương lịch (tức ngày chính Rằm).
*Bài viết mang tính tham khảo