Với sự phát triển của kinh tế và xã hội, con người dành ngày càng nhiều sự quan tâm đến sức khỏe của bản thân bằng cách chú trọng đến thói quen sinh hoạt hơn, ăn uống chọn lựa hơn... Và ngay cả trong việc nấu nướng bữa cơm hàng ngày cũng được mọi người để ý tới sao cho lành mạnh nhất.
Tuy nhiên, điều mà chúng ta thường không nhận ra là có một số thói quen nấu nướng tưởng chừng rất bình thường hóa ra lại có thể đem đến vô số chất gây ung thư. Dưới đây là 5 thói quen nấu nướng như thế, nhiều người vẫn làm hàng ngày, cần bỏ ngay.
1. Coi thịt chế biến là nguyên liệu chính cho mọi bữa ăn
Thịt chế biến là món khoái khẩu của nhiều người, dăm bông và xúc xích là một trong những nguyên liệu được nhiều người lựa chọn khi nấu ăn.
Tuy nhiên, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố một tin đáng kinh ngạc: thịt đỏ và thịt đã qua chế biến được phân loại là chất gây ung thư nhóm 2A và nhóm 1.
Mặc dù nó là chất gây ung thư nhưng bạn không cần phải quá lo lắng, dù các sản phẩm thịt và thịt chế biến như giăm bông, thịt xông khói và xúc xích có nguy cơ gây ung thư cao, nhưng điều quyết định liệu nó có gây bệnh hay không lại phụ thuộc vào chế độ ăn uống.
Trong cuộc sống hàng ngày, bạn cần ít ăn các sản phẩm từ thịt đỏ, đặc biệt là thịt đã qua chế biến, thỉnh thoảng bạn có thể giải tỏa cơn thèm, trong chế biến món ăn hàng ngày, bạn có thể sử dụng thịt tươi và thịt nạc đông lạnh thay cho các sản phẩm thịt đã qua chế biến.
2. Nêm nếm muối theo ''hệ tâm linh''
Nhiều người cảm thấy khó hiểu, liệu muối có gây ung thư không? Đúng! Một số muối sẽ chứa các chất có hại, chẳng hạn như asen, kim loại nặng, hydrocacbon thơm đa vòng và các chất gây ung thư khác.
Theo hướng dẫn mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới, lượng natri (có trong muối) tiêu thụ hàng ngày của người lớn phải dưới 2000 miligam, tức muối ít hơn 5 gam và lượng kali ăn vào ít nhất là 3510 miligam.
Và ngay cả khi bạn không xem xét các vấn đề gây ung thư, ăn quá nhiều muối sẽ gây ra các nguy cơ sức khỏe như tăng lipid máu và huyết áp cao.
3. Không chú ý bảo quản gia vị sau khi dùng xong
Gia vị là thành phần không thể thiếu để nấu ăn trong nhiều gia đình, nhưng chúng ta không quá chú trọng đến việc bảo quản gia vị, một số loại gia vị dễ bị nhiễm độc tố nấm mốc do môi trường hoặc bảo quản không đúng. Một số loại độc tố thường gặp nhất sẽ là = độc tố aflatoxin và độc tố nấm mốc.
Vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày, gia vị phải được bảo quản trong môi trường khô ráo, nếu bị mốc hoặc không biết để được bao lâu thì không nên ăn.
4. Sử dụng dầu không đúng cách
Nhiều người thích chiên khoai tây, gà rán… tại nhà nhưng cách chiên rán sẽ khiến chất gây ung thư acrylamide hình thành trong thực phẩm, chất này sẽ tăng mạnh ở những thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao như khoai tây, nên trong quá trình nấu nướng, không nên chiên thức ăn với lửa lớn trong thời gian dài.
Hơn nữa, hàm lượng chất béo trong gà rán và các thực phẩm khác quá mức nghiêm trọng, vì vậy tốt hơn hết là bạn nên ăn ít đi.
5. Nước tương dùng sai cách
Nước tương cũng là thứ bắt buộc đối với nhiều gia đình khi nấu ăn. Bạn có thể thấy các loại nước tương khác nhau trong mỗi món ăn, nếu để ý trên nhãn sản phẩm bạn sẽ thấy ngoài một số thông tin cơ bản còn có các mã như E150a, E150b, E150c, E150d thực chất là một loại bột màu.
Một số loại nước tương sẽ tạo ra chất gây ung thư 4-methylimidazole trong quá trình nấu ăn, không nên tiêu thụ quá mức trong thời gian dài.
Hơn nữa, bản thân hàm lượng natri trong nước tương đã rất cao, nếu cho nước tương vào trong quá trình nấu thì lượng muối sử dụng phải giảm đi.
Nguồn và ảnh: Kknews