Nếu gia đình bạn có tần suất sử dụng phòng bếp cao, nhiều người cùng sinh hoạt trong ngày thì chắc chắn không gian này luôn trong tình trạng bẩn và bừa bộn.
Vì mỗi ngày bạn sẽ cần chuẩn bị ít nhất là hai bữa ăn, với khá nhiều món và cả gia vị. Chưa kể, việc nấu ăn, dọn dẹp rồi lại nấu ăn diễn ra liên tục sẽ khiến căn bếp càng bẩn và bám dầu mỡ hơn.
Để giúp căn bếp nhà bạn sạch sẽ và gọn gàng sau mỗi bữa ăn, hãy tham khảo 5 mẹo đơn giản sau.
1. Thay vì rửa bát cuối ngày hãy làm nó sau mỗi bữa ăn
Điều này có vẻ khó thực hiện với những ai quen chất đống bát đũa trong bồn rửa đợi tới cuối ngày. Tuy nhiên, hãy tập dần thói quen này. Nếu buổi sáng gia đình bạn chỉ có bữa ăn đơn giản với một cái bát hoặc một chiếc cốc, chiếc nồi thì cũng hãy xách tay lên và làm sạch nó.
Hàng đống nồi, đĩa của bạn từ bữa ăn, cho tới đồ ăn nhẹ và các món sinh tố, salad vẫn còn chất đống ở bồn rửa sẽ khiến cho công việc nấu bữa tối trở nên khó khăn. Và càng khiến việc duy trì thói quen làm sạch nhà bếp thêm hỗn độn.
Để bát đĩa bẩn trong bồn rửa liên tục sẽ là một vấn đề lớn không chỉ với phòng bếp của bạn mà còn với cả sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Chưa kể vấn đề rác thải còn tồn lại trong bồn rửa, ruồi muỗi phát sinh.
Để chăm sóc cho bản thân và nhà bếp của bạn sạch sẽ trong tương lai, hãy cố gắng giải quyết các món ăn và bát đĩa bẩn ngay lập tức. Một chút bát đĩa rửa ngay sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều với đống bát đĩa được tích lũy tới cuối ngày. Hãy thảo luận điều này với các thành viên khác trong nhà và cùng nhau thực hiện nghiêm túc.
2. Lựa chọn khung giờ và chạy máy rửa bát dù bát đĩa ít hay nhiều
Nếu cuối tuần lịch rửa bát của bạn thường bị ngắt quãng bởi những bữa ăn ngoài trời có khách ghé thăm do chiếc máy rửa bát của bạn bị quá tải. Thậm chí nhiều người chỉ sử dụng chiếc máy rửa bát khi đã đầy bát đĩa bên trong.
Thay vì để tắc nghẽn bát đĩa bẩn bên trong máy rửa chén hoặc chạy nó vào thời điểm bất tiện, hãy tạo thói quen sử dụng máy rửa bát vào một khung giờ cố định mỗi ngày.
Bạn có thể bật máy rửa chén sau mỗi bữa tối hoặc sau khi dọn dẹp bữa sáng. Tương tự như vậy, bạn cũng nên tập thói quen làm sạch máy rửa chén thường xuyên. Bằng cách này, chiếc máy sẽ luôn sẵn sàng để làm sạch bát đĩa và là nơi lưu trữ an toàn sau mỗi lần cọ rửa.
3. Hãy rửa nồi và chảo trước tiên
Nếu như trước đây bạn có thói quen ngâm nồi và chảo trong nhiều giờ, phương pháp này khiến những chiếc chảo chiếm dụng quá lâu trong bồn rửa. Chỉ bằng cách thay đổi là rửa những cái nồi và chảo nặng nề đó trước, bạn sẽ khiến chúng biến mất khỏi bồn rửa để làm việc với các loại bát đĩa còn lại.
Bằng cách này, bạn cũng đã đảm bảo rằng chúng luôn sạch sẽ và sẵn sàng cho lần sử dụng tiếp theo. Chỉ cần nhấc chúng ra từ giá hoặc kệ lưu trữ mà thôi.
4. Làm sạch cống thoát nước ở bồn rửa mỗi khi xong việc
Có lẽ bạn đã quen với việc vệ sinh cống thoát nước của bồn rửa khi nó bị tắc hoặc đầy cặn bẩn rồi tràn ra ngoài. Nhưng cách vệ sinh này là hoàn toàn sai lầm đấy. Những loại thức ăn thừa bám ở cống thoát nước có thể khiến bồn rửa trông mất vệ sinh và bốc mùi hôi hám.
Thay vì dọn cống thoát nước đầy vào cuối ngày hoặc sáng ngày hôm sau, bạn có thể dọn dẹp nó từ trước đó. Hãy chuyển thói quen dọn sạch cống thoát nước ở bồn rửa trong bước dọn dẹp của mình để nhà bếp lúc nào cũng sạch sẽ.
5. Tăng lưu trữ cho kệ bếp
Để nhà bếp luôn sạch sẽ và gọn gàng, bạn có thể thêm một kệ lưu trữ bằng nhựa nhỏ vào vị trí gần bồn rửa. Nó có thể là nơi cho mọi người đặt đĩa, đồ dùng cá nhân như cốc của họ sau khi sử dụng và được vệ sinh sạch sẽ.
Kệ lưu trữ này sẽ giúp làm khô và giữ đồ đạc đúng vị trí cho lần sử dụng tiếp theo. Ngoài ra, nó còn giúp tăng gấp đôi không gian lưu trữ cho bồn rửa của bạn và cũng dễ di chuyển nếu như bạn cảm thấy vướng víu khi nấu ăn.
Ảnh: Internet