Mối lương duyên giữa người bị tiểu đường và củ khoai lang: Rất hợp nhau nhưng cần nhớ 3 điều để không ảnh hưởng đường huyết

Một trong những loại thực phẩm phổ biến thường xuất hiện trong chế độ ăn lành mạnh của nhiều người chính là khoai lang. Nhưng bạn cần chú ý ăn đúng cách để thu được hiệu quả tốt nhất!

Khoai lang vốn nổi tiếng là thực phẩm trường thọ và có hiệu quả lớn trong việc giảm cân. Mỗi ngày, bạn có thể tiêu thụ từ 50 - 100gr khoai lang để bổ sung hàm lượng tinh bột và chất xơ cho cơ thể. Đặc biệt, có 6 lý do mà người bệnh tiểu đường nên chăm chỉ ăn khoai lang nếu muốn cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn.

1. Giá trị dinh dưỡng tốt hơn ngũ cốc: So với ngũ cốc, khoai lang chứa nhiều vitamin gấp 3 - 6 lần lượng ngũ cốc bình thường. Ngoài ra, khoai lang còn chứa lysine mà trong ngũ cốc không có.

2. Lượng calo thấp hơn so với ngũ cốc: Cứ 100gr khoai lang thì chỉ chứa đến 102 calo năng lượng. Trong khi đó, khoảng 100gr ngũ cốc lại chứa nguồn năng lượng tới 360 calo. Do đó, việc bổ sung khoai lang sẽ hạn chế được lượng calo hấp thụ vào cơ thể hơn so với ngũ cốc.

Mối lương duyên giữa người bị tiểu đường và củ khoai lang: Rất hợp nhau nhưng cần nhớ 2 điều để không ảnh hưởng đường huyết - Ảnh 1.

3. Chống ung thư: Tác dụng chống ung thư của khoai lang đã được khẳng định ở Nhật Bản. Các vitamin, carotene và các chất khác có trong khoai lang có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư hiệu quả.

4. Điều hòa lượng lipid máu trong cơ thể: Lượng cholesterol tăng cao có thể gây bệnh mạch vành. Trong khi đó, khoai lang có tác dụng ức chế cholesterol nên rất tốt cho việc điều hòa lipid máu.

5. Dưỡng ẩm và nhuận tràng đường ruột: Khoai lang rất giàu chất xơ nên có thể thúc đẩy nhu động ruột nhanh chóng và có tác dụng giải độc hiệu quả.

Mối lương duyên giữa người bị tiểu đường và củ khoai lang: Rất hợp nhau nhưng cần nhớ 2 điều để không ảnh hưởng đường huyết - Ảnh 2.

6. Tốt cho sức khỏe tim mạch: Khoai lang có chứa carotene, vitamin, axit folic, kali và các chất khác. Đây đều là những chất quan trọng để ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.

2 lưu ý khi ăn khoai lang dành cho người mắc bệnh tiểu đường

1. Ăn khoai lang thay thực phẩm chủ yếu: Khoai lang vốn đã là loại thực phẩm chứa tinh bột nên bạn hoàn toàn có thể ăn thay thực phẩm chủ yếu. Vì vậy, bạn cần chú ý không nên ăn cơm sau khi ăn khoai lang để tránh gây dư thừa đường.

Mối lương duyên giữa người bị tiểu đường và củ khoai lang: Rất hợp nhau nhưng cần nhớ 2 điều để không ảnh hưởng đường huyết - Ảnh 3.

2. Ăn khoai lang kèm với rau và thức ăn có đạm: Vì khoai lang chủ yếu chứa tinh bột và chất xơ nên hãy ăn kèm với rau và thức ăn có đạm để tránh gây mất cân bằng dinh dưỡng.

 Nguồn: Sohu

Mối lương duyên giữa người bị tiểu đường và củ khoai lang: Rất hợp nhau nhưng cần nhớ 2 điều để không ảnh hưởng đường huyết - Ảnh 4.