Tỷ lệ nữ giới mắc hội chứng trái tim tan vỡ ở Mỹ ngày càng tăng

Được biết, căn bệnh hiếm gặp này đã trở nên phổ biến hơn và tỷ lệ mắc bệnh đã tăng đều đặn kể từ trước đại dịch COVID-19.

Kết luận được các chuyên gia từ Trung tâm Y tế Cedars-Sinai, California, Mỹ, công bố trên tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Mỹ (JAHA). Nghiên cứu cho thấy phụ nữ sau tuổi trung niên có tỷ lệ mắc hội chứng trái tim tan vỡ cao gấp 10 lần phụ nữ trẻ hoặc nam giới ở mọi lứa tuổi. Tình trạng này vốn được coi là hiếm gặp, song, đang dần phổ biến và tỷ lệ mắc tăng lên đáng kể trước khi dịch Covid-19 bùng phát.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng tình trạng căn bệnh hiếm gặp đã trở nên phổ biến hơn và tỷ lệ mắc bệnh đã tăng đều đặn kể từ trước đại dịch COVID-19.

Tỷ lệ nữ giới mắc hội chứng trái tim tan vỡ ở Mỹ ngày càng tăng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Susan Cheng, ​​giám đốc Viện Nghiên cứu về Lão hóa tại Khoa Tim mạch tại Viện Tim Smidt và là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: "Nghiên cứu này xác nhận thêm vai trò quan trọng của mối liên hệ giữa tim và não đối với sức khỏe tổng thể, đặc biệt là đối với phụ nữ."

“Mặc dù đại dịch COVID-19 toàn cầu đã đặt ra nhiều thách thức và tác nhân gây căng thẳng cho phụ nữ, nhưng nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sự gia tăng các bệnh tim Takotsubo đã tăng rất nhiều trước khi bùng phát sức khỏe cộng đồng” - Bà Susan cho biết.

Bệnh lý này lần đầu tiên được mô tả ở Nhật vào năm 1990. Takotsubo là tên một loại bẫy bạch tuộc ở Nhật có hình dạng tương tự hình dạng tim trong bệnh lý này.

Mặc dù nguyên nhân chính xác của bệnh lý này chưa được biết rõ, nhưng người ta cho rằng một số yếu tố gây stress xúc cảm mạnh (mất đi người thân) hoặc biến cố thể chất (bệnh nặng hoặc đau dữ dội) có thể đưa đến tình trạng này. Những yếu tố và biến cố này làm tiết quá mức nội tiết tố như adrenalin làm ảnh hưởng đến tim.

Tỷ lệ nữ giới mắc hội chứng trái tim tan vỡ ở Mỹ ngày càng tăng - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Khoảng 30% trường hợp không tìm thấy được yếu tố khởi kích rõ ràng.

Trước nghiên cứu này, giới chuyên gia chỉ biết phụ nữ dễ mắc hội chứng trái tim tan vỡ hơn nam giới. Nhóm chuyên gia của Trung tâm Y tế Cedars-Sinai là người đầu tiên đặt câu hỏi liệu có sự khác biệt về tỷ lệ người mắc dựa trên giới tính, độ tuổi, thời gian hay không.

Các nhà nghiên cứu cũng cho hay sự gia tăng này có thể do thay đổi về môi trường sống, tính nhạy cảm của nữ giới.

Nguồn: Science Daily