1 thói quen đa số người EQ thấp đều mắc phải, tự hủy hoại dần các mối quan hệ mà không hay biết

Thói quen này khiến nhiều người gặp lỗi nghiêm trọng trong giao tiếp, dễ đánh mất nhiều mối quan hệ tiềm năng.

Lục Vũ là một MC truyền hình ở Trung Quốc. Trong một show truyền hình, khi phỏng vấn khách mời, cô đưa ra câu hỏi, nếu nhận được câu trả lời không như mong đợi, cô ấy sẽ đáp lại theo thói quen: "Thật sao? Tôi không tin!". Cách trả lời đó của Lục Vũ khiến không ít khách mời cảm thấy lúng túng và thậm chí không biết nên tiếp tục trả lời như thế nào. Ngay cả bản thân Lục Vũ cũng cảm thấy ngượng và bối rối.

Một lần đi khám sức khỏe định kỳ, vị bác sĩ nói với cô: "Cô khỏe mạnh như vậy, chắc hẳn công việc của cô rất dễ dàng."

Lục Vũ đáp: "Tôi làm việc hơn mười giờ một ngày!"

Bác sĩ trả lời: "Thật vậy sao? Tôi không tin!"

Sau đó, Lục Vũ liền phàn nàn về câu nói, "Tại sao bác sĩ lại nói những lời như vậy?

1 thói quen đa số người EQ thấp đều mắc phải, tự hủy hoại dần các mối quan hệ mà không hay biết - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Cũng như Lục Vũ, chúng ta đều không ai thích bị phản bác, nhưng trong giao tiếp hàng ngày, chúng ta thường hay có thói quen bác bỏ ý kiến của người khác.

Khi một người đang hào hứng chia sẻ một phát hiện mới, sẽ có nhiều người đáp lại rằng: "Tôi đã biết điều đó rồi". Hay khi cấp dưới trình bày ý tưởng với cấp trên, một số nhà lãnh đạo sẽ ngay lập tức trả lời: "Cậu có đang gặp vấn đề trong tư duy không vậy?"

Khi bạn đã quen với việc phản bác lại người khác, bạn sẽ nhận ra rằng những người chủ động giao tiếp với bạn sẽ ngày càng ít và bạn cũng sẽ không vui vẻ khi nói chuyện với người khác.

Nếu những lời phản bác theo thói quen gây hại cho các mối quan hệ, vậy làm thế nào để chúng ta để điều chỉnh thói quen này?

Chuyên gia khuyên bạn có thể thử lời khuyên sau:

Đầu tiên sẽ trả lời: Đúng vậy!

Mỗi người đều có một cơ chế phòng vệ tâm lý để bảo vệ nhận thức, quan điểm và lòng tự trọng của mình. Cơ chế tự vệ này sẽ được kích hoạt khi nghe những lời phản đối, khiến bạn vô tình phản bác lại lời nói của đối phương. Ngay cả khi người đó nói quá nhiều, bạn cũng không thể nghe được tiếp.

Vì vậy, phản ứng đầu tiên tốt nhất đối với lời nói của người khác luôn là "Đúng vậy".

Khi đối phương nghe bạn nói "Đúng vậy.", cơ chế tự bảo vệ sẽ không được kích hoạt, họ sẽ vô thức lắng nghe những quan điểm, ý kiến của bạn.

Bạn có thể quan sát những người sống hòa đồng xung quanh bạn hay những nhà lãnh đạo giỏi, luôn truyền cảm hứng cho nhân viên. Liệu họ có phải những người có cách trả lời như vậy không.

Hành động đơn giản thể hiện sự đồng tình

Bạn chỉ cần gật đầu và nói "Vâng", "Đúng rồi". Đây là cách đơn giản và dễ thực hiện nhất.

Chỉ cần thể hiện sự đồng tình, ngay cả khi bạn không thực sự nghĩ thế, người khác cũng sẽ có ấn tượng tốt về bạn. Sau đó, hãy thực hiện bước tiếp theo.

Điều chỉnh quan điểm đồng tình

Nếu bạn thực sự không đồng tình với đối phương, hãy nắm bắt những ý chính trong lời nói của đối phương và nói với họ theo cách của riêng bạn.

Khi ai đó nói với bạn rằng: "Tôi không nghĩ có một thước đo cụ thể nào trong việc quản lý con người. Bạn phải có khả năng chấp nhận, bao dung cho những thiếu sót của những người khác nhau. Khi gặp một người bướng bỉnh, cứng đầu, không biết linh hoạt trong công việc. Thay vì yêu cầu cô ấy phải trở nên linh hoạt, sẽ tốt hơn nếu sắp xếp cho cô ấy vào một vị trí cần ít sự thay đổi và có những nguyên tắc chặt chẽ hơn."

Sau khi nghe xong, bạn có thể chọn ra những điểm bạn tán thành và đáp lại: " Đúng như bạn nói! Cách quản lý của chúng tôi là phát huy điểm mạnh của mọi người và khắc phục những điểm yếu của ho."

Cách trả lời "Đồng tình" này, việc chọn lọc và điều chỉnh cách đáp lại sẽ tốt hơn việc chỉ biết lặp lại. Hiệu quả cuộc trò chuyện sẽ được cải thiện đáng kể, đối phương không chỉ có ấn tượng tốt về bạn mà họ còn cho rằng bạn có năng lực và sự công nhận đó của bạn rất giá trị, vì vậy họ sẵn sàng tiếp tục trò chuyện với bạn.

1 thói quen đa số người EQ thấp đều mắc phải, tự hủy hoại dần các mối quan hệ mà không hay biết - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Đồng cảm

Nếu bạn có thể đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu cảm xúc và đồng cảm với họ, thì kiểu trả lời "Đồng tình" này cao cấp hơn và đối phương sẽ coi bạn như một người tri kỷ.

Tuy nhiên, cách này khó hơn nhiều so với hai cách trước, vì nó yêu cầu bạn phải có địa vị, giá trị, kiến thức hoặc kinh nghiệm tương xứng với đối phương.

Bạn có thể lựa chọn sử dụng cách trả lời này, miễn là câu trả lời đầu tiên của bạn luôn thể hiện sự đồng tình. Sau một tuần, bạn sẽ thấy cuộc trò chuyện của mình với người khác sẽ thuận lợi hơn gấp nhiều lần. Sau ba tuần, mối quan hệ của bạn với mọi người xung quanh được cải thiện đáng kể.