Cách đây không lâu, tin tức "Hai mẹ con cùng đỗ đại học" trở nên hot trên mạng xã hội.
Người mẹ tên là Trần Lam, vốn là y tá của bệnh viện trung ương Kim Hoa, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, năm nay, cô trúng tuyển tiến sĩ điều dưỡng tại khoa Y Đại học Chiết Giang và trở thành "đàn em" trong trường của con trai mình.
Một số cư dân mạng hào hứng nói: "Kiểu truyền cảm hứng như vậy phim truyền hình cũng không dám diễn, không ngờ ngoài đời lại có chuyện như vậy!"
Một số cư dân mạng cảm thán: "Thật sự khâm phục lòng dũng cảm và thái độ học tập nghiêm túc của bà mẹ này. Phải bỏ ra bao nhiêu thời gian và sức lực mới có được tấm bằng tiến sĩ ở tuổi trung niên!"
Không bao giờ là quá muộn để có một ước mơ, bởi lẽ, thời gian sẽ không bao giờ làm phụ lòng những ai muốn trở nên tốt hơn.
01
Thời gian không phụ lòng "người theo đuổi ánh sáng"
Khi phóng viên phỏng vấn "người mẹ truyền cảm hứng" Trần Lam này rằng tại sao cô lại quyết định thi đại học ở tuổi trung niên, cô đã mỉm cười và nói: "Vì tôi chưa từng học đại học nên rất mong chờ cuộc sống 'sinh viên'. Đại học trở thành ánh sáng mà tôi theo đuổi trong suốt quãng đời còn lại của mình."
Mang theo ước mơ đó, Trần Lam học đại học, thạc sỹ, và trở thành y tá trưởng vào năm 2016. Trong mắt người khác, cô là người có thành tựu trong công việc, học hành cũng vượt qua nhiều bạn cùng lứa, hiện tại cứ yên tâm làm việc ổn định cho đến khi về hưu là được.
Tuy nhiên, Trần Lam, người luôn thích học hỏi và phát triển, vẫn chưa hài lòng. Cuối năm 2017, cô đặt ra mục tiêu mới cho mình - nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Chiết Giang.
Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, cô từ chức y tá trưởng toàn thời gian của bệnh viện, yên tâm ở nhà chuẩn bị cho kỳ thi. Cô vượt qua kì thi IELTS bằng cách ghi nhớ các từ vựng tiếng Anh, đọc các bài báo học thuật SCI, không dễ dàng nhưng cô chưa từng nản lòng.
Với những nỗ lực không ngừng, cuối cùng, Trần Lam đã nhận được thư mời nhập học của Đại học Chiết Giang vào tháng 8 năm nay.
Trên mạng có một câu như thế này: "Mỗi người đều có một mặt vô cùng giỏi giang bị ẩn giấu. Chỉ cần bạn chủ động và luôn hướng tới ước mơ của mình, không có khoảng cách nào là bạn không thể chạm tới."
Những ước mơ thầm kín tận đáy lòng tưởng chừng xa tầm với ấy, cuối cùng cũng sẽ thành hiện thực thông qua sự kiên trì và quyết tâm ngày này qua năm khác.
02
Càng bị định nghĩa là "kẻ thua cuộc", càng phải hoàn thiện bản thân
Charles Monroe "Sparky" Schulz là một họa sỹ tranh hoạt hình người Mỹ, ông là tác giả của bộ truyện tranh Peanut nổi tiếng.
Schultz từng bị người khác gán cho cái mác "kẻ thất bại" khi còn nhỏ: thi trượt nhiều môn, hoạt động thể thao kém đến mức không ai muốn cùng đội, nhút nhát và không giỏi giao tiếp với người khác…
Nhưng Schultz không vì vậy mà xem thường bản thân. Người khác coi thường bạn, không quan trọng, nhưng nếu bạn coi thường chính mình, bạn thua rồi!
Schultz thích vẽ truyện tranh, và bất cứ khi nào có thời gian, ông sẽ cầm bút lên và bắt đầu vẽ.
Sau khi tốt nghiệp, Schultz đã gửi những tác phẩm tâm đắc của mình dựa trên chủ đề truyện tranh của Disney, nhưng đều bị Disney từ chối.
Schultz không bỏ cuộc.
Ông thay đổi suy nghĩ và dùng bút để phác thảo ra "kinh nghiệm thất bại trong cuộc sống" của mình. Những lời chế giễu nhưng đồng thời cũng rất hài hước trong tác phẩm của ông đã rất nhanh chóng thu hút được sự chú ý và cả đồng cảm của nhiều người.
Sau đó, Schultz đã vẽ các nhân vật hoạt hình kinh điển như Snoopy và trở thành một họa sĩ hoạt hình nổi tiếng thế giới.
Có người từng nói như này: "Thế gian rất mạnh mẽ, mạnh mẽ tới mức không có nhiều người có thể thay đổi được những quan niệm đã ăn sâu vào bên trong đó. Nhưng dù xã hội bên ngoài có ra sao, bạn cũng phải chân thành, tự hoàn thiện và đừng nghi ngờ bản thân. Chỉ khi đó, bạn mới có thể dũng cảm tiến về phía trước."
Trong hành trình của cuộc đời, chúng ta sẽ bị hiểu lầm và bị cười chê, chúng ta thậm chí sẽ có những lúc hoài nghi rằng mặt trời có lẽ sẽ không chiếu rọi vào mình.
Những lúc như vậy, chúng ta càng phải phấn đấu hoàn thiện bản thân hơn, bởi chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể đương đầu được với cuộc sống và thực hiện được ước mơ của mình.
03
Vì kiên trì, nên có hy vọng
Làm thế nào để làm được điều gì đó? Làm thế nào để cải thiện cuộc sống không như ý của mình hiện tại?
Đây có lẽ một vấn đề nan giải với những người trẻ đương thời.
Có người đã từng nói: "Thành công, không phụ thuộc vào việc bạn sở hữu sức mạnh lớn tới đâu, nó phụ thuộc vào việc bạn có thể kiên trì trong bao lâu".
Nếu bạn muốn thành công, điều đó phụ thuộc vào việc thanh gươm kiên trì trong tim bạn có thể mài được bao lâu.
Trong cuốn "Luận ngữ", có một đoạn hội thoại kinh điển như này:
Nhiễm Cầu nói với Khổng Tử: "Không phải trò không thích các học thuyết của thầy, mà là năng lực của trò không đủ."
Khổng Tử đáp: "Không đủ năng lực là khi dừng lại giữa chừng, còn lúc này, con đang tự vạch ra ranh giới cho mình và không muốn tiến lên nữa".
Nhiễm Cầu cho rằng việc mình không hiểu hết lời của thầy là do "không đủ năng lực", điều này rõ ràng là không chính xác. Khổng Tử cho rằng, chính vì Nhiễm Cầu ngại khó, tự đặt ra chướng ngại vật cho mình, không kiên trì tìm tòi nên mới dẫn đến việc học nhưng "không hiểu".
Điều đáng sợ nhất là chúng ta luôn tự đeo gông cùm vào tâm trí và nói với mình rằng "chắc là không được đâu", trong khi trên thực tế, chỉ cần kiên trì thêm một chút, mọi chuyện nhất định sẽ sáng lạn hơn.
Câu chuyện đầy cảm hứng về "hai mẹ con cùng học tại Đại học Chiết Giang" đã được lan truyền rộng rãi trên mạng, và những cuộc sống tuyệt vời giống hệt như vậy vẫn đang xảy ra quanh đây, tại một góc nào đó trên thế giới.
Lưu Đại Minh là một cậu bé được chẩn đoán mắc chứng khiếm khuyết về cơ xương từ khi mới sinh ra.
Rất nhiều người cho rằng mắc phải căn bệnh này rồi, cuộc sống dường như không còn quyền lựa chọn nào khác nữa.
Lưu Đại Minh đã phải chịu đựng vô số nỗi đau không thể tưởng tượng được. Vào thời điểm khó khăn nhất, anh phải trải qua hai cuộc đại phẫu mỗi tháng, phải bó bột bằng thạch cao và nằm im trên giường trong 187 ngày.
Sau khi hồi phục đau đớn sau ca phẫu thuật, Lưu Đại Minh bắt đầu suy nghĩ về cuộc sống của mình, anh muốn thử thách điều "không thể" để chiến thắng những cơn đau thông qua "self-help".
Lưu Đại Minh tìm kiếm thông tin trên Internet, và chủ động viết email cho các chuyên gia trong lĩnh vực phẫu thuật cột sống trên thế giới, và cuối cùng, anh có được cơ hội phẫu thuật với tỷ lệ thành công chỉ một nửa.
Lưu Đại Minh nhiều lần vật lộn trên bờ vực sinh tử, sau 11 lần phẫu thuật, anh không chỉ sống sót ngoan cường mà còn có một lựa chọn đáng kinh ngạc - khởi nghiệp ở Zhongguancun (một trung tâm công nghệ lớn ở quận Haidian, Bắc Kinh, Trung Quốc).
Ngồi trên xe lăn, Lưu Đại Minh cười nói : "Công ty của tôi đang quay series 'Liu Daming Talks About Life'. Chúng ghi chép và chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ của tôi về cuộc sống, tinh thần khởi nghiệp và những bài học dựa trên kinh nghiệm hoặc sự thật. Tôi mong nó có thể mang lại tác động tích cực cho càng nhiều người càng tốt."
Lưu Đại Minh hiện tại không còn là một bệnh nhân mắc bệnh về xương mà là một doanh nhân xuất chúng với nhiều danh tính khác nhau, chẳng hạn như tốt nghiệp Đại học Manchester, Vương quốc Anh, là Giám đốc điều hành công ty và là nhà văn của Nhà xuất bản Nhân dân.
Audrey Hepburn từng nói: "Mọi thứ đều có thể! Không thể có nghĩa là 'không, có thể!'".
Cũng giống như Lưu Đại Minh, trước thực tế "sinh ra đã không giống người bình thường", anh đã chọn cách đối mặt với cuộc sống và khó khăn, và sau cùng, nhờ sự kiên trì, anh đã "giành" được một cuộc sống tuyệt vời.
04
Một nhà thơ từng nói: "Giữa thực tế và lý tưởng, kiên trì là bước đi; giữa u ám và huy hoàng, kiên trì là phát triển."
Trên con đường theo đuổi ước mơ, chúng ta sẽ cô đơn, hụt hẫng, đau đớn và nản lòng, nhưng hãy tin rằng thời gian sẽ không bao giờ phụ lòng những ai muốn trở nên tốt hơn. Con đường đầy chông gai sẽ dẫn đến nơi mà ánh sáng của ước mơ tỏa sáng.